Quy trình xử lý nước giếng khoan

Quy trình xử lý nước giếng khoan:

Tùy chất lượng nguồn nước cần xử lý mà chúng ta đưa ra quy trình xử lý nước và vật liệu lọc nước phèn cho phù hợp.

Thông thường quy trình xử lý nước giếng khoan bằng máy lọc nước trải qua các giai đoạn sau:

Nước được phơi tại các bể lắng. Nước ngầm thường là nguồn nước kín nên không có không khí. Khi nước bơm lên chúng ta cần tăng cường lượng oxi trong ngước( làm giàu oxi trong nước, góp phần kết tủa Fe2+ thành Fe(OH)3 kết tủa..

– Clo hóa sơ bộ: Đối với nguồn nước thô bị nhiễm bẩn nặng thì cần tiến hành clo hóa sơ bộ nhằm giảm lượng vi trùng, oxy hóa sắt và mangan hòa tan ở dạng các phức chất hữu cơ, loại trừ rong rêu tảo phát triển trên thành các bể trộn, bể lắng, bể lọc đồng thời trung hòa lượng amoniac dư, diệt các vi khuẩn tiết ra chất nhầy trên mặt lớp cát lọc

-Xử lý nước tại nguồn bằng hóa chất: Nhằm loại trừ khả năng phát triển của vi sinh vật và thực vật gây ra mùi, vị, màu của nước

– Nước sau khi được xử lý sơ bộ được máy bơm hút và đẩy qua các tháp cao tải để làm thoáng. Mục đích của quá trình này nhằm lấy oxy từ không khí để oxy hóa sắt và mangan hóa trị II hòa tan trong nước, khử khí CO2, nâng cao PH của nước để đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân sắt và mangan nhằm khử sắt và mangan,

– Khuấy trộn hóa chất, keo tụ và phản ứng tạo bông cặn: Quy trình này nhằm tạo điều kiện và thực hiện quá trình dính kết các hạt cặn keo phân tán thành bông cặn có khả năng lắng và lọc

– Nước sau đó được lắng ở các bể lắng nhằm loại trừ ra khỏi nước các hạt cặn và bông cặn

– Từ bể lắng nước được máy bơm hút và đẩy qua các bình áp lực, tại đây các hạt cặn nhỏ không lắng được trong bể lắng sẽ được các lớp vật liệu lọc giữ lại, đồng thời lớp than hoạt tính sẽ khử mùi, vị, màu của nước. Nước sau hệ thống lọc sẽ đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 02/2009/BTNMT.

>>> Tham khảo: Hệ thống lọc nước giếng khoan công nghiệp được dùng nhiều nhất

Nguyên lý hoạt động:

Trong nước giếng khoan phổ biến nhất là các kim loại như sắt( tồn tại ở Fe2+) , Mangan ( Mn 2+)..

– Quá trình oxy hoá Fe: Nước giếng khoan được bơm lên tháp làm thoáng cao tải:. Tại đây không khí được đưa vào tháp, không khí đi ngược chiều với chiều rơi của các tia nước. Lượng không khí cấp vào từ 4-6m3 cho 1m3 nước cần làm thoáng.

Tại tháp cao tải sẽ xảy ra 2 quá trình đồng thời:

+ CO2 có trong nước giếng khoan sẽ thoát ra làm PH của nước ngầm tăng lên

+O2 có trong không khí sẽ hòa tan vào trong nước giếng khoan, tốc độ phản ứng oxy hóa tăng lên khi giá trị PH của nước tăng và nồng độ O2 hòa tan tăng

Việc thổi khí cưỡng bức vào nước trong tháp cao tải làm cho hàm lượng CO2 s sau làm thoáng giảm 75%, lượng O2 hòa tan bằng 70% giá trị bão hòa.

Tháp cao tải phải đảm bảo đủ lượng oxy hòa tan cho cả quá trình oxy hóa sắt và Mangan. Tại đây Fe2+ được chuyển thành Fe3+ và kết tủa:

4Fe(HCO3)2 +O2 + 2H2O= 4Fe(OH)3 + 8CO2

– Quá trình oxy hoá Mn2+: Mn2+ được oxy hoá triệt để thành Mn3+ và  Mn4+ kết tủa dưới tác dụng của vật liệu xúc tác.

Quá trình khử Mn phụ thuộc vào độ PH của nước, PH càng cao tức là nồng độ ion H+ càng thấp thì tốc độ oxy hóa và thủy phân Mn càng lớn.

Nước sau khi qua tháp cao tải sẽ được chứa ở bể lắng. Bể lắng có chức năng giữ lại sau quá trình làm thoáng một thời gian để quá trình oxy hóa và thủy phân sắt, Mn diễn ra hoàn toàn, đồng thời tách một phần cặn nặng trước khi được máy bơm hút và đẩy qua các bình áp lực tại đây sẽ tiếp tục quá trình xử lý nước thải.

– Quá trình hấp thụ: Các tạp chất gây màu, mùi được hấp thụ tại lớp vật liệu than hoạt tính

– Quá trình lọc cơ học: Tại lớp lọc bằng vật liệu lọc cát lọc thạch anh các kết tủa hiđroxit kim loại nặng, cặn lơ lửng được lọc sâu triệt để.

Nước sau khi được lọc qua hệ thống đảm bảo đạt tiêu chuẩn về nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống .

Bài viết liên quan

Liên hệ