Cột lọc nước công nghiệp hiện đang được sử dụng rất nhiều cho các hệ thống lọc nước công nghiệp bởi những tính năng ưu việt của nó. Vậy cột lọc nước công nghiệp là gì? Ưu nhược điểm của nó là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cột lọc nước công nghiệp là gì?
Cột lọc nước công nghiệp (cột composite) là loại cột được cấu thành từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau cho ra sản phẩm có các tính năng vượt trội.
Cột Composite có cấu tạo gồm 2 phần: Phần cốt và phần vật liệu nền
Phần cốt gồm có : Sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi bor, sợi bazan, sợi cacbua silic, sợi hữu cơ, sợi kim loại, sợi cốt ngắn, các hạt phân tán và cốt vải.
Phần vật liệu nền gồm có: chất liệu nền polime nhiệt rắn, chất liệu nền polime nhiệt dẻo, chất liệu nền cacbon và chất liệu nền kim loại.
Vai trò của cột Composite
Cột Composite là 1 linh kiện quan trọng không thể tách rời trong hệ thống xử lý nước.
Bên trong cột lọc công nghiệp là các nguyên vật liệu lọc dùng trong xử lý nước như: Sỏi đỡ, cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính, hạt birm, hạt trao đổi ion… Cột Composite có thể chịu được các phản ứng ăn mòn hóa học của muối, nước biển, hóa chất và axit.
Cột lọc Composite có khả năng loại bỏ:
Loại bỏ được các vi khuẩn, vi sinh và các tạp chất kim loại nặng như sắt, mangan, asen, các chất hữu cơ và khử các cặn bẩn màu vàng, mùi hôi tanh có trong nước.
Ưu điểm và nhược điểm của cột lọc công nghiệp
Ưu điểm:
Khả năng chịu ăn mòn cao, chịu đựng được mọi loại thời tiết, tránh tình trạng gỉ sét vì thành phần cấu tạo không dùng kim loại.
Có tính chịu được áp lực nước cao, có thể chịu được nhiệt độ >50 độ C
Đặc tính lưu thông tốt: bên ngoài cột lọc có phủ một lớp chất nền an toàn cho sử dụng, bề mặt ngoài trơn bóng, ít bám bụi dễ dàng cho việc lắp đặt và vệ sinh.
Cột lọc công nghiệp có khả năng cách nhiệt và cách điện cực kì tốt nhờ vào chất liệu nhựa không dẫn điện và truyền nhiệt kém.
Độ bền cao: Cột Composite được sản xuất theo công nghệ quấn, đan xen các lớp với nhau
Khối lượng nhẹ: Cột Composite có khối lượng nhẹ chỉ bằng 1/2 khối lượng của cột lọc inox
Với đặc tính khả năng chịu ăn mòn cao, không bị gỉ set trong mọi hóa chất, không bị mài mòn trong quá trình sử dụng nên chi phí cho việc trùng tu, bảo dưỡng của cột Composite sẽ ở mức rất thấp.
Phù hợp lắp đặt ở mọi địa hình khác nhau: Bên trong và bên ngoài ống được phủ một lớp polyester có tác dụng chống thẩm thấu, ăn mòn và sự xâm nhập của các chất trong thiên nhiên, trong môi trường nhiễm phèn, nước mặn, nước lợ, nước kiềm,… rất hiệu quả.
Nhược điểm
– Do cột lọc công nghiệp được cấu tạo chính từ nhựa, bên ngoài được bọc bằng sợi composite, nên khi để cột ở ngoài trời nắng, trời mưa lâu ngày sẽ bị giòn và dễ vỡ.
– Cột lọc dạng trong suốt nên ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuyên qua, khi ánh sáng kết hợp với tạp chất hữu cơ trong nước sẽ hình thành rêu bám vào lưới gây tắc cột
– Hệ thống cột composite phải sử dụng xương lọc bên trong bằng ống D 27, gây mất diện tích của cột lọc. Sau vài năm sử dụng chỗ lọc của cột lọc bằng nhựa sẽ thường bị sập chõ.
Ứng dụng của cột lọc nước công nghiếp trong xử lý nước
Cột lọc nước công nghiệp là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong hệ thống xử lý nước.
Cột Composite được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống lọc nước nhờ có các thành phần sợi thủy tinh làm từ cát biển, nhựa polimer được làm từ nhựa thực vật nên không gây độc hại giống như các loại cột khác.
Cột Composite được dùng để xử lý nước sinh hoạt từ đầu nguồn cho các hộ gia đình, chung cư, nhà ở để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cột lọc được sử dụng cho các thiết bị trợ lọc như máy lọc nước tinh khiết với công suất cao.
Cột lọc được sử dụng trong sản xuất công nghiệp như sản xuất thực phẩm, nước uống,…
Bài viêt trên chúng tôi đã giới thiệu cho bạn biết cột lọc nước công nghiệp là gì? Ưu và nhược điểm của cột lọc. Nếu có vấn đề thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc một cách tận tình nhất nhé.