Bạn nghi ngờ nước sinh hoạt nhà mình bị nhiễm phèn nên đã tiến hành nhiều phương pháp để khắc phục nhưng không hiệu quả? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 6 cách hạ phèn trong nước hiệu quả.
Nước nhiễm phèn là gì?
Khái niệm nước nhiễm phèn
Phèn – chất gây ra mùi tanh trong nước.
Còn được biết với tên gọi là alum, nước nhiễm phèn có chứa muối hóa học có tên gọi là sulfat do đó nó có vị mặn. Trong nước có chứa các thành phần kim loại như Sắt, Nhôm, Crom,…
Đặc điểm nhận biết nước nhiễm phèn
Nước bị nhiễm phèn có màu đục, vị tanh và có mùi tanh đặc trưng. Đó là dấu hiệu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.
Nước bị đục ngầu do có phèn.
Để nhận biết chính xác hơn, người dùng có thể lấy nước vào ly và để trong vòng 15 phút. Sau thời gian này, nếu ly có cặn váng bên trong thì tức là nước đã bị nhiễm phèn.
Ngoài ra, quần áo sử dụng nước nhiễm phèn để giặt cũng nhanh ố màu và dễ mục rách hơn so với bình thường.
Nguyên nhân nào khiến nước bị nhiễm phèn?
Do nước bị ngấm phèn có trong đất khiến nước bị nhiễm phèn, tình trạng này xuất hiện nhiều ở các vùng đồng bằng khi họ tiến hành khoan giếng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Nguồn nước thải từ các nhà máy hay các khu công nghiệp thải ra sông gây ô nhiễm nguồn nước. Điều này cũng là nguyên nhân khiến nước bị nhiễm phèn.
Ảnh hưởng về sức khỏe khi nước bị nhiễm phèn
Khi sử dụng nước nhiễm phèn sẽ gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe như: bệnh viêm gan A, bệnh hàn, kiết lỵ, dịch tả…. Dấu hiệu để nhận biết một người bị ảnh hưởng bởi nước nhiễm phèn thông qua các bệnh trên là hay chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng dữ dội…
Không chỉ vậy, nước nhiễm phèn còn gây ra các bệnh về da như lở loét, da bong tróc,dễ bị viêm…gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người sử dụng.
Tóc khô, xơ và răng bị ngả vàng sau thời gian dài sử dụng nước bị nhiễm phèn cũng là tác hại mà nguồn nước này mang tới.
6 cách hạ phèn trong nước đơn giản và hiệu quả
Vật liệu lọc phèn
Sử dụng vật liệu để lọc bỏ phèn được coi là giải pháp đem lại hiệu quả cao. Trong khi lọc phèn, người ta sẽ sử dụng các nguyên liệu có khả năng lọc sạch các kết tủa trong nước như: cát thạch anh, than hoạt tính, sỏi…
Khi sử dụng các vật liệu này, nước sẽ được lọc qua nhiều lớp, mỗi lớp chứa vật liệu đều mang tính năng lọc bỏ cặn bẩn trong nước, từ đó cho ra nguồn nước sạch cho người dùng.
Xây bể lọc nước nhiễm phèn
Dù cách này gây tốn khá nhiều chi phí, công sức cho việc xây dựng bể lọc cũng diện tích xây dựng phải lớn nhưng khi có bể lọc cho gia đình, họ có thể yên tâm sử dụng nguồn nước mà không lo ngại nước nhiễm phèn.
Bể lọc nước này sẽ gồm hai bể là bể lắng và bể chứa. Bể lắng sẽ giúp lắng đọng các kết tủa trong nước thông qua các vật liệu như than hoạt tính, cát thạch anh và sỏi để lọc tách cặn phèn trong nước.
Còn bể chứa sẽ giúp chứa nước, tích trữ nước đã lọc sạch tại bể lắng để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của mình.
Đồng thời, công trình này sẽ có hiệu quả lâu dài, nên họ có thể sử dụng bể lọc trong thời gian dài mà không lo hư hỏng hay phải thay thế.
Hạ phèn bằng than hoạt tính
Là vật liệu luôn có trong thành phần của các thiết bị lọc nước, than hoạt tính có tính năng hấp thụ các chất, trong đó bao gồm cả cặn phèn, giúp nước trong và sạch hơn.
Bên cạnh tính năng lọc cặn bẩn, than hoạt tính còn giúp loại bỏ mùi tanh và vị chua đặc trưng có trong nước nhiễm phèn.
Hạ phèn bằng tro trấu
Đây là cách thức dân gian khá ưa chuộng tại các vùng quê có sử dụng bếp củi. Bởi lẽ, người dân sẽ dùng tro trấu tại bếp để bỏ vào trong nước bị nhiễm phèn và khuấy đều.
Lúc này, các kim loại có trong nước sẽ được tro trấu hút sạch các cặn phèn và lắng dưới đáy bình. Bạn có thể dễ dàng lọc lấy nước sạch và đưa vào sử dụng.
Xử lý độ phèn đơn giản bằng vôi
Cũng tương tự như sử dụng tro để lọc phèn, thay vì cho tro trấu vào nước người ta sử dụng vôi để các thành phần phèn phản ứng với vôi và tạo ra kết tủa.
Lọc bỏ phần kết tủa trên thì người dùng sẽ có được nguồn nước sạch không còn mùi tanh, nồng do nhiễm phèn.
Giảm phèn bằng hóa chất
Mục đích của phương pháp này là dùng hóa chất có tính oxi hóa mạnh để phản ứng với các chất có trong nước nhiễm phèn, từ đó tạo ra kết tủa lắng tại đáy.
Lúc này người dùng sẽ lọc kết tủa và có được nguồn nước sạch. Tuy nhiên cách thức này lại không dễ dàng khi thực hiện, đòi hỏi phải có kiến thức hóa học nên cần lưu ý khi lựa chọn