Cách kiểm tra nguồn nước có sạch hay không

Bạn lo lắng về độ sạch của nguồn nước mà gia đình sử dụng hằng ngày nhưng không biết làm thế nào kiểm tra nguồn nước hiệu quả. Bài viết này hướng dẫn bạn cách kiểm tra nguồn nước có sạch hay không.

Tác hại nghiêm trọng của việc dùng nguồn nước ô nhiễm

Một số tác hại của nước nhiễm bẩn

Là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, nước là nguyên liệu gắn liền với mọi hoạt động sống và sinh hoạt của con người. Do vậy khi nước bị nhiễm bẩn, rất nhiều hệ lụy đã xảy ra với sức khỏe con người.

Nước xả từ vòi – liệu có sạch? 

Nó là nguyên nhân nhân gây ra các bệnh như tả, lỵ, viêm gan…khiến người dùng thường xuyên đau đầu, tiêu chảy và suy nhược cơ thể.

Nước nhiễm bẩn khiến da người dùng bị các vấn đề về da liễu như nổi mụn, da lở loét hay dễ bị nhiễm trùng gây mất thẩm mỹ.

Nếu sử dụng lâu dài, vi khuẩn có trong nước còn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây ra các bệnh nan y khó chữa trị.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, nước bị nhiễm bẩn còn khiến đồ dùng bị ố màu, dễ hư hỏng, đặc biệt là đối với quần áo sáng màu. 

cách kiểm tra nguồn nước có sạch hay không

Cách thức thực hiện kiểm tra

Khi nước bị nhiễm clo hoặc amoni sẽ có mùi rất nồng và hắc. Khi xả nước mạnh hoặc khi đun sôi nước thì mùi nồng sẽ càng rõ hơn.

Đồ vật trong gia đình bị bám cặn đen hoặc thời gian nấu ăn lâu hơn bình thường chứng tỏ nước nhà bạn đã bị nhiễm mangan.

Vật dụng có vết rỉ hay dễ bị hoen ố khi sử dụng và nước có mùi tanh, vàng đục chứng tỏ nước đã bị nhiễm phèn, sắt.

Nước đục ngầu và có mùi tanh nồng.

Nước sẽ có cặn trắng khi đun sôi nước, điều này chứng tỏ nước đã bị nhiễm canxi.

Khi luộc thịt theo đúng thời gian nhưng thịt vẫn còn đỏ như sống thì chứng tỏ nước đã bị nhiễm nitrit.

Nước đục và có màu trắng sữa khi để lâu trong bình chứa là dấu hiệu của nước nhiễm asen.

Dụng cụ để kiểm tra nguồn nước chính xác

Trên đây là một vài cách thức thủ công mà người dùng thường quan sát và sử dụng để kiểm tra nguồn nước. Tuy nhiên, để kết quả chính xác hơn, bạn có thể sử dụng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng.

Thiết bị này có tên gọi là TDS, đây là công cụ giúp kiểm tra độ tinh khiết của nước thông qua quá trình đo đạc lượng chất rắn hòa tan trong nước. Khi chỉ số TDS ở mức nhỏ, chứng tỏ nước nhà bạn rất sạch và ngược lại.

Để sử dụng, bạn chỉ cần nhấn vào nút on để khởi động thiết bị, sau đó nhấn nút hold để theo dõi kết quả.

Nếu chỉ số cho ra từ 0 đến 50 ppm thì nước nhà bạn có độ sạch đạt chuẩn. Nếu dưới 100 thì độ tinh khiết nằm ở mức tương đối và có thể sử dụng bình thường.

Khi chỉ số từ 100 đến 300 ppm thì chỉ nên dùng nước để sinh hoạt chứ không nấu ăn hay để uống. Nếu trên 300 ppm thì độ ô nhiễm cao nên không nên sử dụng ở bất kỳ mục đích nào.

Nước có chỉ số ô nhiễm cao và không thể sử dụng.

Làm sao để xử lý nguồn nước khi bị nhiễm khuẩn?

Đun nước khi sử dụng là cách thức dễ dàng nhất mà ai cũng có thể tiến hành. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với nước bị nhiễm khuẩn thông thường nên khi đun sôi sẽ giúp diệt các vi khuẩn gây hại. 

 Lọc nước từ máy lọc nước để có nguồn nước sạch đạt chuẩn.

Do vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng nước, bạn nên sử dụng các thiết bị lọc chuyên dụng để có thể khử bỏ hoàn toàn các chất độc hại trong nước.

Thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều máy lọc nước với công nghệ hiện đại. Tại các thiết bị này luôn được trang bị ít nhất 3 lớp lọc nước gồm cát, than hoạt tính, sỏi có tính năng hút sạch các cặn bẩn gây hại cho sức khỏe.

Đồng thời thiết bị lọc còn cung cấp cho cơ thể các khoáng chất dinh dưỡng,giúp bổ sung tinh chất có lợi cho cơ thể sau khi lọc các chất gây hại khỏi nước.

Kết luận

Trên đây là những vấn đề xoay quanh dấu hiệu nhận biết, tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm. Qua đó phân tích và đánh giá các cách thức kiểm tra nguồn nước để đưa ra giải pháp lọc nước tối ưu nhất.

Bài viết liên quan

Liên hệ