Cột lọc Composite được ứng dụng rất nhiều trong xử lý nước đầu nguồn. Cách lắp đặt cột lọc Composite khá đơn giản, quan trọng nhất là bước chuẩn bị và sắp xếp các vật liệu lọc sao cho hợp lý nhất. Cùng tìm hiểu cách lắp cột lọc Composite ngay trong bài viết dưới đây.
1. Cột lọc composite bao gồm những bộ phận nào?
Cột lọc Composite có cấu tạo không quá phức tạp nên được lắp đặt nhiều trong các hệ thống xử lý nước đầu nguồn. Với những gia đình có diện tích không gian hạn chế, nhưng vẫn muốn lắp đặt hệ thống lọc, cung cấp nước sinh hoạt và ăn uống cho cả gia đình thì cột lọc Composite sẽ là sự lựa chọn không thể hợp lý hơn.
Thông thường, hệ thống cột lọc Composite bao gồm 4 bộ phận chính: lưới lọc, vỏ cột lọc, vật liệu lọc nước và van vận hành Composite. Các bộ phận này sẽ có trình tự cụ thể trong hướng dẫn cách lắp cột lọc Composite giúp bạn có thể dễ dàng tự thực hiện.
2. Cách lắp cột lọc Composite xử lý nước đầu nguồn
Khi lắp đặt cột lọc nước Composite, bạn cần tuân thủ đúng trình tự để đảm bảo hiệu quả trong quá trình lọc nước. Tham khảo ngay cách lắp cột lọc Composite xử lý nước đầy nguồn chi tiết với 4 bước ngay dưới đây.
2.1 Lắp lưới lọc cột composite
Lưới lọc được xem là một trong những bộ phận quan trọng của cột lọc Composite. Lưới lọc thiết kế với các khe lọc chuẩn, giúp quá trình nhận và phân phối nước diễn ra hiệu quả hơn, thông qua cổng kết nối với các cổ lọc và đáy bồn.
Nhiệm vụ chính của lớp lưới lọc này là ngăn không cho các cặn bẩn lọt qua đường ống dẫn nước. Thông thường, lưới lọc sẽ được làm bằng nhựa PP, có độ bền trong nhiều năm liền, chống ăn mòn cực tốt.
2.2 Vỏ bình lọc
Vỏ bình lọc được thiết kế từ sợi thủy tinh tổng hợp làm từ cát biển và thành phần nhựa polyme từ nhựa thực vật. Do đó, vỏ bình lọc hoàn toàn an toàn và thân thiện với sức khỏe người dùng, không gây độc hại trong quá trình sử dụng. Bình lọc Composite có dạng hình trụ đứng, bên trong chứa các lớp vật liệu lọc các nhau. Tiến hành lắp lưới lọc vào bình lọc Composite theo các bước sau:
- Cho lưới lọc vào trong cột lọc composite
- Cắt ống ngang với miệng lọc bằng kéo hoặc cưa
- Sử dụng bít 27 che miệng ống lọc (không nên dùng keo dán vì sau này còn phải tháo bít ra)
2.3 Chuẩn bị và sắp xếp các vật liệu lọc nước
Vật liệu lọc nước được xem là bộ phận quan trọng nhất của cột lọc Composite. Các vật liệu lọc được sắp xếp khoa học, xen kẽ với nhau mới cho hiệu quả lọc nước tốt nhất. Về cơ bản, trình tự cho vật liệu lọc vào trong cột composite như sau:
- Sỏi thạch anh
- Cát thạch anh
- Vật liệu nâng độ Ph
- Mangan
- Than hoạt tính
Độ dày trung bình từ 10-12cm. Không nên đổ quá dày các lớp vật liệu này vì sẽ khiến hiệu quả lọc nước không cao. Tuy nhiên nếu đổ quá ít thì hầu như cột lọc Composite không thể lọc sạch nước được. Tốt nhất là nên đổ vừa phải theo chiều dày 10 – 12cm như trên.
2.4 Lắp van vận hành cột lọc composite
Lắp van vận hành là bước cuối cùng cần phải thực hiện khi lắp cột lọc nước Composite. Van vận hành có nhiều loại khác nhau như van 3 ngã hay van 5 ngã, van tay, van tự động. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng trong gia đình mà bạn có thể lựa chọn van vận hành phù hợp nhất.
Thông thường, van cột lọc Composite được sử dụng phổ biến là van 3 ngã tay. Khả năng hoạt động khá tốt mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí lắp đặt. Phụ kiện đi kèm van 3 ngã bao gồm ron và lưới. Cách lắp đặt như sau:
- Xoáy lưới vào van 3 ngã theo khớp
- Cho van vào cột lọc
- Chuẩn bị rang thẳng 27 và quấn keo lua
- Cho ron xanh vào van
- Xoáy răng vào van
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách lắp cột lọc Composite xử lý nước đầu nguồn cực kỳ nhanh chóng. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian để tự lắp đặt cột lọc Composite, hãy liên hệ với chúng tôi – Watio. Watio chuyên cung cấp các sản phẩm máy lọc nước chính hãng hàng đầu tại Việt Nam.Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng 24/24 yêu cầu của khách hàng. Chúc các bạn thành công!