Ngày nay, khi mức độ phát triển của các ngành công nghiệp ngày càng cao thì nguồn nước sinh hoạt của người dân cũng đứng trước nhiều nguy cơ bị ô nhiễm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm nguồn nước và con người luôn phải tìm ra biện pháp để khắc phục. Nước giếng là một trong số các nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm. Hãy cùng Thiên Trường tìm hiểu thêm về các cách thử nước giếng khoan trong bài viết bên dưới nhé!
Nước giếng khoan đến từ đâu?
Những lúc trời mưa, nước mưa sẽ thấm qua các lớp đất đá, tạo thành các mạch nước ngầm. Ngoài ra, sông, lạch và đập cũng là nguồn gốc tạo nên các mạch nước ngầm. Khi dòng nước ngầm di chuyển trong lòng đất, sẽ nằm trong các lớp có độ sâu khác nhau, ở các khu vực khác nhau, hình thành nên tầng ngậm nước.
Nước từ các lỗ khoan được gọi là nguồn nước giếng khoan, là nguồn tài nguyên quý giá, đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước của người dùng. Tùy thuộc vào từng đặc điểm của mỗi địa phương, nguồn nước giếng khoan có thể phù hợp với các nhu cầu khác nhau như sinh hoạt, giặt giũ, vệ sinh, rửa xe hay tưới tiêu.
giếng khoan đến từ đâu?
Tuy vậy, nguồn nước giếng khoan cũng đứng trước rất nhiều nguy cơ bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp ngày càng dày đặc như hiện nay. Đối với các loại nước giếng khoan có độ pH dưới 5 thì nên được kiểm tra để giúp đảm bảo an toàn cho việc sử dụng. Chú ý không nên sử dụng nước giếng khoan để uống trực tiếp, nấu thức ăn trừ khi đã được kiểm nghiệm, xử lí ở một mức độ đảm bảo an toàn cần thiết.
Cách thử giếng khoan bị nhiễm mangan
Nước giếng khoan bị nhiễm mangan thường có những biểu hiện sau:
- Nước có mùi tanh, đục, có màu vàng
- Nước thường có lớp cặn đen bám quanh thành hay đọng ở đáy của dụng cụ chứa nước.
Nước giếng khoan bị nhiễm mangan
Tác hại của nguồn nước nhiễm mangan
Nếu như mangan có tồn tại trong nước với hàm lượng cao (từ 1-5mg/lít) sẽ rất dễ gây ra những ảnh hưởng khó lường đến các cơ quan trong cơ thể như làm suy giảm sức khỏe con người (các bộ phận như phổi, hệ thần kinh, tim mạch, thận,…). Ngoài ra, có thể gây ra một số bệnh khi dùng nguồn nước nhiễm mangan như: giảm trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, giảm khả năng hoạt động, ảnh hưởng đến mắt,…
Cách thử nước giếng khoan bị nhiễm phèn
Nguồn nước bị nhiễm phèn sẽ có một số biểu hiện như sau:
- Nước giếng có màu vàng đục, có mùi của kim loại.
- Nếu nếm trực tiếp nước sẽ có vị hơi chua.
Nước giếng khoan bị nhiễm phèn
Để giúp bạn xác nhận đúng nước giếng có nhiễm phèn hay không, có thể sử dụng 2 cách dưới đây:
Cách thử nước giếng khoan nhiễm phèn bằng nhựa chuối
Bạn lấy một ít nước cho vào trong nắp nhựa trắng, sau đó nhỏ vào một ít giọt nhựa của cây chuối. Nếu như nước chuyển sang màu đậm thì có thể xác định nước đã bị nhiễm phèn. Đây được xem là cách thử nước nhanh chóng và cho ra kết quả chính xác được nhiều người dân áp dụng.
Cách thử nước giếng khoan bằng nước chè
Bạn lấy một ít nước giếng khoan đổ chung vào với nước chè. Sau đó quan sát nếu như nước chè đổi sang màu tím thẫm thì chứng tỏ nguồn nước của bạn đã bị nhiễm nồng độ chất sắt cao, tức là nước đã bị nhiễm phèn.
Các cách xử lí nước giếng khoan an toàn, hiệu quả
Sử dụng hóa chất xử lí nước giếng khoan
Bạn có thể dùng phèn chua để làm sạch nguồn nước. Bạn thả phèn chua vào trong nguồn nước giếng đang dùng, ước lượng lượng phèn chua phù hợp với lượng nước cần xử lí. Sau khi qua xử lí, nếu thấy nước vẫn chưa đủ độ trong thì cứ tiếp tục cho thêm phèn chua vào để nước trong hơn. Đây là biện pháp xử lí mang tính cơ học nên các cặn bùn, các chất hòa tan, vi trùng sẽ hầu như không được xử lí.
Xử lí nước giếng khoan bằng than hoạt tính
Than hoạt tính là vật liệu lọc nước giếng khoan khá hiệu quả và được áp dụng cho những nguồn nước bị nhiễm phèn nhẹ. Tuy nhiên, đối với nguồn nước bị nhiễm phèn nặng thì biện pháp này sẽ không mang lại nhiều hiệu quả.
Xử lí nước giếng khoan bằng bể lọc
Đây là phương pháp hiệu quả và xử lí nguồn nước triệt để. Các hộ gia đình có thể dễ dàng làm bể lọc nước giếng khoan chỉ với 5 lớp lọc. Các lớp lọc như sau: lớp dưới cùng là gạch 4 lõi, tiếp đến là than hoạt tính, 3 lớp sỏi, cát thạch anh, lớp cát mịn. Nguồn nước nhiễm phèn khi được bơm lọc qua bể lọc này có thể loại bỏ phèn một cách cơ bản.
Xử lí nước giếng khoan bằng bể lọc
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin về cách xử lí nước giếng khoan. Để có thể áp dụng nhiều công nghệ hiện đại hơn vào quy trình lọc nước cho sinh hoạt gia đình và công trình của bạn, đừng ngần ngại liên hệ để nghe tư vấn từ các chuyên gia của PV Chem nhé. Truy cập website https://maylocnuocro.com.vn/ để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!