Cách tính số lít nước trong bể cá, setup bể cá đẹp cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là thú vui của nhiều người, cần phải có kỹ thuật và kiến thức nuôi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính số lít nước trong bể cá. Cũng như điều cần biết để setup bể cá đẹp cho người mới bắt đầu.

Hướng dẫn cách tính số lít nước trong bể cá

Thể tích bể cá sẽ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như là số lượng tôm, cá, ếch, ốc, các cư dân thủy sinh khác có trong bể. Do đó, cách tính số lít nước trong bể cá bạn sẽ phải dựa vào công thức như sau.

Số lít = (Dài x rộng x cao)/1000 (được tính bằng cm).

Ví dụ:

Bể cá của bạn có chiều dài 60 cm, còn rộng 40 cm, cao 40 cm

Khi đó số lít nước sẽ bằng như sau

Số lít = (60 x 40 x 40)/1000= 96 (lít).

Biết cách tính số lít nước trong bể cá, sẽ giúp bạn rất nhiều lợi ích:

  •  Tính được số lượng đèn phù hợp: Với những người chơi bể cá thủy sinh, thường lựa chọn là 1W/lít. Khi đó, với bể có được tính ra 96 lít như trên bạn trang bị đèn 96W thì là hợp lý. Nếu như có sự chênh lệch lớn hoặc nhỏ hơn một chút cũng không sao cả.
  • Tính được công suất lọc phù hợp: Nếu biết được số lít trong bể cá, bạn sẽ sử dụng được công suất lọc phù hợp. Ví dụ như là bể cá đo được 96 lít nước, bạn sẽ tìm lọc nào trong 1 tiếng có thể lọc được hồ từ ít nhất 3 lần trở lên. Khi đó, 288 lít thì phù hợp nhất. Nhưng nếu lọc mạnh hơn từ 5 đến 6 lần thì càng tốt.

Hướng dẫn cách setup bể cá đẹp cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là thú vui tao nhã của rất nhiều người, một bể cá cảnh sinh động là điều họ mong muốn. Nếu bạn muốn biết cách setup bể cá đẹp, hãy tham khảo những điều dưới đây.

Chọn loại bể cá

Điều đầu tiên là bạn cần lựa chọn bể cá thích hợp với mong muốn của mình. Thường thì bể cá thủy sinh sẽ làm bằng kính cường lực, trọng lượng của nó khá lớn bởi có thêm phụ kiện, cát, sỏi,… Một bể cá thường được chọn nhiều nhất là có kích thước 80x40x40cm, nặng 200-250kg. Vậy nên, bạn cần xác định được vị trí để bể cá cho thật phù hợp, nơi cố định và chịu lực tốt. Lưu ý, chân đế của bể cả cũng cần đảm bảo chắc chắn, để chịu được trọng tải mức tối ưu.

Trải lớp nền

Lớp nền có nghĩa là lớp đáy của bể cá, thường thì sẽ là cát sỏi, phân bón,… Đây cũng chính là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các cây thủy sinh phát triển trong bể. Vậy nên, bạn cần đảm bảo lớp nền phù hợp, để cây có thể bén rễ và sinh trưởng tốt. Lớp nền cũng cần được tạo đảm bảo vừa chứa dinh dưỡng, vừa không gây đục nước.

Cho nước vào bể

Công đoạn này được đánh giá là rất trong trọng khi setup bể cá thủy sinh. Khi bạn đưa nước vào bể cá thông qua vòi, cần dùng túi nilon ngăn vòi nước. Điều này sẽ giúp nước trong bể không đục, cũng giúp lớp nền không bị hỏng.

Sắp xếp đá

Tất nhiên trong một bể cá thủy sinh hoàn chỉnh, không thiếu các viên đá. Nó là yếu tố vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa giúp cho các cây thủy sinh bám chặt vào đáy hơn. Tùy sở thích của mỗi người có thể xếp các viên đá trong bể theo ý muốn. Công đoạn này cũng phần nào thể hiện sự sáng tạo, tỉ mỉ của mỗi người chăm chút cho bể cá của mình.

Gắn cây xanh

Trong quá trình gắn cây xanh, bạn cần thực hiện khéo léo và nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến các thành phần khác trong bể cá. Trên thị trường cũng có đa dạng các loại cây để đặt trong bể cá. Tùy vào mỗi loại có ưu điểm khác nhau, dùng để ở các vị trí riêng.

Ví dụ như nếu bạn chọn cây trồng che phía sau và các cạnh của bể thì nên lấy cây rong Mái chèo hoặc là rau mác. Còn các góc bể nên để các cây rậm rạp thì chọn Đình lịch, rau Cần trôi, rau Dừa,…

Khi gắn cây vào trong bể cả bạn cũng cần phải thực sự cẩn thận. Hãy dùng kẹp y tế để kẹp phần rễ, sau đó khéo léo trồng xuống sỏi. Nếu dùng kẹp sẽ giúp cho thao tác trồng cây của bạn chính xác hơn, không làm cây bị tổn thương.

Đặt bộ lọc

Tất nhiên trong một bể cá thủy sinh không thể thiểu bộ lọc, nó sẽ thường được thiết kế thêm đèn ở trên bề mặt. Một số bộ lọc thường dùng cho bể cá thủy sinh như là lọc tràn, lọc ngoài hoặc lọc thác.

Đối với hệ thống lọc ngoài thì thiết bị lọc hoàn chỉnh sẽ nằm tời, thường đặt dưới phần chân bể. Còn bên trong của nó có 2 ống để nước vào và ra. Hệ thống lọc tràn được làm bằng kính, nó thường đặt ổn định ở phần góc bể. Với phương pháp lọc này, sẽ loại bỏ được toàn bộ váng ở trên bề mặt bể cực kỳ hiệu quả. Nhưng nó sẽ thích hợp hơn với những loại bể thể tích hơn, bởi chiếm khá nhiều diện tích. Còn những bể cá nhỏ sẽ thích hợp với hệ thống lọc thác.

Gắn đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang thích hợp nhất trong bể cá chính là daylight, nó dùng để thay thế cho ánh sáng tự nhiên. Trong bể thủy sinh, bạn không nên sử dụng các loại đèn có ánh sáng hồng, xanh,… Nên đặt bể cá tại nơi có bóng tối, để chúng có thể kiểm soát ánh sáng tốt nhất ở trong bể.

Nhiệt độ

Một trong những điều quan trọng khi setup bể cá chính là nhiệt độ, thường thì nên chọn dưới 29 độ C. Nếu mà nhiệt độ vượt quá ngưỡng này, bạn cần dùng đá cho vào túi nilon, sau đó thả xuống bể để làm má. Hoặc là cũng có thể sử dụng loại gel làm mát.

Thả cá

Bạn không nên thả cá vào ngay sau khi hoàn thiện bể, cần đội khoảng 7 cho đến 10 ngày sau. Bạn nên chọn nuôi các loại cá ít hung dữ, để không ảnh hưởng đến môi trường trong bể.

Thay nước

Cần thu ý thay nước trong bể, bởi vì nó sẽ thường xuyên bị đục bẩn do phân cá, thức ăn, vi sinh dưới lớp đáy,… Thay nước trong bể cá sẽ cần thiết cho sự phát triển của các cây thủy sinh và cá trong bể. Mỗi tuần bạn nên thay ¼ bể cá là hợp lý nhất

Thông qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách tính số lít nước trong bể cá. Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp, sẽ giúp bạn sở hữu bể cá thủy sinh đẹp nhất.

Bài viết liên quan

0915195209
Contact