Tình trạng nước sinh hoạt có mùi khai như nước tiểu đang khiến người dùng cảm thấy lo ngại khi sử dụng. Tại sao nước lại có mùi trên và hướng xử lý nước sinh hoạt có chứa amoni tối ưu nhất hiện nay là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Cách phát hiện amoni trong nước thải sinh hoạt
Hiểu thế nào là amoni
Amoni là chất hóa học gồm có hai dạng tồn tại là dạng khí và dạng ion. Khi tồn tại ở dạng khí, amoni sẽ tạo ra mùi hắc và khai rất đặc trưng, được ví như mùi nước tiểu.
Đây là chất được tìm thấy trong các ngành nông nghiệp và chăn nuôi, trong nước thải của các khu công nghiệp chuyên về chế biến thực phẩm làm từ thịt động vật hoặc trong khác khu vệ sinh của gia đình…
Cấu tạo hóa học của amoni bằng hình vẽ.
Khi nồng độ oxy có trong nước và các vi sinh vật cao sẽ khiến amoni chuyển hóa thành dạng nitric hay nitrat.
Cách nhận biết amoni trong nước
Cách thức nhiều người thường dễ nhận biết nhất là mùi khai đặc trưng của amoni có trong nước. Mùi khai này rất giống với nước tiểu nên khi sử dụng nước nhưng phát hiện có mùi khai thì tỷ lệ trong nước chứa amoni dạng khí là rất cao.
Nước đục ngầu do nhiễm amoni.
Khi nước có hàm lượng từ 20mg/l amoni trở lên thì sẽ phát ra mùi khai rất rõ, khi đó có thể khẳng định nguồn nước chắc chắn có chứa amoni.
Hoặc theo dân gian, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng nước có nghi nhiễm amoni để luộc thịt. Nếu thịt khi chín vẫn có màu đỏ như sống,chứng tỏ nước đó đã bị nhiễm amoni.
Tuy nhiên, để chắc chắn nhất về chất lượng nguồn nước sinh hoạt của mình, người dùng nên mang mẫu nước đi thử nghiệm hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng để biết rõ về nguồn nước mà mình đang sử dụng có chứa amoni không.
Tác hại của amoni trong nguồn nước
Khi nước chứa amoni, đặc biệt là nguồn nước có xử lý mùi bằng clo sẽ khiến clo bị giảm tác dụng đáng kể. Lúc này, nước sẽ xuất hiện cặn, không còn trong như nước ban đầu do amoni tác dụng với các chất vi lượng trong nước khiến vi khuẩn dễ phát triển.
Việc hít mùi amoni lâu ngày không những gây khó chịu mà còn khiến ảnh hưởng đến đường hô hấp như niêm mạc mũi, cổ họng và cả phổi.
Khi dùng nước chứa amoni lâu dài sẽ gây ung thư vì khi nồng độ amoni trong nước tăng cao sẽ tạo ra nitrat hoặc nitrit. Mà cơ thể động vật lại có chứa các chất khiến các chất trên biến đổi thành chất độc hại, hay còn gọi là chất tiền ung thư.
Làn da của người dùng nước chứa amoni sẽ bị tái nhợt, xanh xao vì thiếu oxy do bị nitrit hấp thụ hết oxy từ hồng cầu.
Nếu trẻ nhỏ mới sinh hoặc dưới 6 tháng khi dùng nước chứa amoni sẽ khó phát triển và bị các bệnh hô hấp như khó thở, hen suyễn…
Nguy hiểm hơn, bên cạnh vấn đề vệ sinh hay các bệnh lý kể trên, nếu amoni tồn tại hàm lượng quá cao sẽ tạo ra các ổ dịch và vi khuẩn lan rộng. Điều này có thể khiến nhiều người tử vong.
Cách xử lý amoni trong nước sinh hoạt
Trước tác hại khôn lường của nước nhiễm amoni nói trên, người dùng đã tìm ra một số cách thức xử lý như: xây các bể lắng, bể lọc hay các thiết bị lọc nước để xử lý mùi khai.
Hướng xử lý amoni trong nước bằng hệ thống lọc tổng hợp.
Tuy nhiên các cách thức này khó đem lại hiệu quả cao, phải tiến hành trao đổi ion thông qua hệ thống lọc nước sinh hoạt. Phương pháp này nên kết hợp thêm với các vật liệu lọc nước, chuyên dùng để xử lý nước nhiễm amoni để có hiệu quả tốt hơn.
Hiện nay, người dùng có xu hướng sử dụng hệ thống lọc tổng sinh hoạt, đây là công nghệ tiên tiến của Mỹ nên hiệu quả được đánh giá rất cao. Giúp người dùng có được nguồn nước sạch đạt chuẩn chất lượng.
Phương pháp này không chỉ loại bỏ mùi amoni mà còn loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn hay các kim loại dư thừa có trong nước, do vậy người dùng có thể vừa có nguồn nước sạch không mùi, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Kết luận
Trên đây là những vấn đề xoay quanh chủ đề xử lý amoni trong nước sinh hoạt và tác hại của nó với sức khỏe người dùng. Phương pháp dùng hệ thống lọc tổng hợp nói trên cho hiệu quả rất cao nên rất đáng để trải nghiệm để có được sự an toàn tuyệt đối cho nguồn nước sinh hoạt.