Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt có ý nghĩa gì?

Có rất nhiều chỉ tiêu được đưa ra nhằm xác định mức độ ô nhiễm của nguồn nước. COD là một trong những chỉ số đó. Vậy hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt là gì?

COD là viết tắt của Chemical Oxygen Demand, được biết đến là nhu cầu oxy hóa học. Hiểu một cách đơn giản thì đây là chỉ số lượng oxy cần có trong nước để oxy hóa các thành phần ô nhiễm có trong nước thải. Bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ.

Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt được biết đến là nhu cầu oxy hóa học

Hàm lượng COD

Hàm lượng COD có trong nước thải thể hiện sự có mặt của các hợp chất gây hại tồn tại trong nước. Nếu chỉ số này càng cao thì chứng tỏ nguồn nước thải càng bị ô nhiễm nặng và ảnh hưởng cực lớn tới môi trường xung quanh.

Dựa vào chỉ số COD, người ta có thể tính toán lượng oxy cần thiết để xử lý lượng chất thải có trong nước. Nếu COD thấp thì cần sục thêm khí để tăng cường oxy hóa tan. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ số BOD và COD càng cao thì nguồn nước thải sẽ càng ô nhiễm và khó xử lý hơn.

2. Hàm lượng COD cao có gây ảnh hưởng gì không?

Khi cuộc sống đô thị ngày càng phát triển và sự gia tăng mạnh mẽ của các khu công nghiệp. Khiến hàm lượng COD trong nước thải ngày càng cao. Mặc dù, những hợp chất cần được oxy hóa nằm lơ lửng và khó nhận biết được bằng mắt thường.

Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xử lý mà để tình trạng này kéo dài sẽ khiến nguồn nước xảy ra nhiều vấn đề như:

Hàm lượng COD trong nước thải

COD ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước, gây ra các bệnh lý về da nguy hiểm

  • Ô nhiễm không khí do nguồn nước bốc mùi hôi thối khó chịu
  • Ô nhiễm nguồn nước và đất đai nơi vùng nước thải chảy qua
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người: là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về da, bệnh về đường tiêu hóa, nhất là dân cư ở gần nơi có nguồn nước thải ô nhiễm

3. Cách xác định hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt

Xác định chính xác hàm lượng trong nước thải là một trong những yếu tố xác định nguồn nước đạt chuẩn để xả ra môi trường. Bên cạnh chỉ tiêu về COD, còn rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khác nữa.

Và cụ thể hóa thông qua bảng hệ số tải lượng các chỉ tiêu ô nhiễm dưới đây:

  • Chất rắn lơ lửng: 70-145 gam/ng/ngày
  • Amoni: 2.4-4.8 gam/ng/ngày
  • BOD5 của nước: 45-54 gam/ng/ngày
  • Nito: 6-12 gam/ng/ngày
  • Tổng hợp photpho: 0.8-4 gam/ng/ngày
  • COD: 72-102 gam/ng/ngày
  • Dầu mỡ: 10-30 gam/ng/ngày

4. Biện pháp làm giảm hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt

Trung bình mỗi ngày, một người sẽ thải ra từ 60-80 lít nước. Bao gồm cả nước thải dùng cho mục đích sinh hoạt và mục đích cá nhân, tại các khu dân cư, trung tâm thương mại, hay tại các cơ quan làm việc.

Xử lý nước thải

Trong nước thải có chứa rất nhiều các chất gây hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nếu không được xử lý và đưa trực tiếp môi trường. Vì vậy, xử lý nước thải là một trong những yêu cầu cấp bách.

Các doanh nghiệp cần phải thực hiện để đảm bảo chất lượng cuộc sống và môi trường xung quanh. Việc xác định chính xác chỉ số COD cần thiết sẽ đưa ra được phương án xử lý nước thải phù hợp nhất.

Thêm vào đó, giúp điều chỉnh và tránh lãng phí nguồn năng lượng của nhà máy.

 

Sử dụng phương pháp vi sinh hiếu khí giúp làm giảm nhanh chóng chỉ số COD

Phương pháp sử dụng vi sinh hiếu khí

Hiện nay, phương pháp sử dụng vi sinh hiếu khí được xem là giải pháp hiệu quả. Nhằm giải quyết tình trạng chỉ số COD trong nước cao.

Đối với nguồn nước thải có nhu cầu oxy hóa dưới 3000mg/lít thì tốt nhất nên lựa chọn phương pháp hiếu khí.

Hàm lượng COD trong nước sẽ giảm do vi sinh vật hiếu khí phân hủy thành phần hữu cơ, sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn. Sau đó phân bào và tiếp tục tạo ra vi sinh mới, tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể lựa chọn thêm phương pháp xử lý kỵ khí. Nếu hàm lượng COD cao trên 2000mg/l. Môi trường này không sử dụng oxy mà dùng các bể kỵ khí như UASB. Giúp gia tăng hiệu quả xử lý nước thải trước khi đưa môi trường.

Giảm hàm lượng COD

Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt là một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết được nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thực hiện các giải pháp giảm hàm lượng COD. Giúp bạn bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường ngay hôm nay.

Sử dụng nguồn nước tinh khiết là một trong những cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình ngay hôm nay.

>>> Tham khảo ngay hệ thống lọc nước giếng khoan công nghiệp để mang nguồn nước sạch cho gia đình bạn nhé!

Để tìm hiểu chi tiết , hãy liên hệ với Máy lọc nước Watio ngay qua số hotline để được tư vấn nhanh chóng nhất! Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết!

Bài viết liên quan

0915195209
Contact