Nồng độ mangan cao là những vấn đề đôi khi xảy ra ở các nguồn cung cấp nước. Vậy có phương pháp xử lý mangan trong nước ngầm nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Nước nhiễm mangan là gì?
Ở Trái đất, Mangan thường tập trung ở trong các khu vực sâu trong lòng đất, các trầm tích. Nước nhiễm mangan thường sẽ được tìm thấy trong nguồn nước ngầm. Các nguồn nước mặt như là nước máy,hồ, nước sông cũng tìm thấy thành phần mangan xuất hiện nhưng ít hơn.
Mangan là nguyên tố hóa học, được xếp vào lớp kim loại nặng. Mangan trong cơ thể con người là một nguyên tố vi lượng cơ bản. Đóng vai trò tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa chất và trao đổi chất quan trọng. Đây cũng chính là thành phần để làm chất xúc tác, hỗ trợ cho hoạt động sống của tế bào và thành phần để cấu tạo xương. Có thể nói mangan không thể thiếu của con người dù nó chỉ là thành phần vi lượng. Tuy nhiên, nếu tồn dư quá nhiều mangan sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đối sức khỏe nên chỉ cần hấp thụ lượng mangan vừa đủ.
Nồng độ mangan trong nước tại các thành phố lớn rất cao
Nước bị nhiễm mangan có thể hiểu là nước có hàm lượng mangan quá cao. Vượt mức mà các quy định của Bộ Y tế cho phép nước sinh hoạt và nước ăn uống trực tiếp. Mức hàm lượng mangan thông thường trong mức cho phép khoảng dưới 0,05 mg/l. Nếu như vượt quá mức này, nước nhiễm mangan sẽ gây nên tác động tiêu cực cho cơ thể con người. Tuy nhiên, các nguồn nước tự nhiên ở Việt Nam hầu hết chưa đáp ứng được yêu cầu về hàm lượng mangan.
Dấu hiệu để nhận biết nước ngầm bị nhiễm mangan
Dấu hiệu nhận biết được nước bị nhiễm mangan rất dễ. Ta có thể nhận biết thông qua cảm quan. Nếu như nước ngầm mà có màu đục, kèm theo là mùi hôi tanh của kim loại rất khó chịu. Khi để thau chứa nước nhiễm mangan ở ngoài trời một khoảng thời gian. Nếu như phát hiện ra có lớp cặn đen bám vào thành thau hoặc dưới đáy nước. Ngoài ra, nếu dùng nước đã bị nhiễm mangan để giặt quần áo sẽ có vết ố màu nâu đen. Theo đó sẽ có hiện tượng vải nhanh cứng, mòn hơn và dễ dàng rách hoặc hỏng. Như vậy khi có các dấu hiệu trên thì cho thấy nước đã bị nhiễm mangan.
Nguyên nhân nước ngầm nhiễm mangan
Mangan sẽ có mặt trong nước qua quá trình phong hóa, rửa trôi của đất đá và vì tác động của con người như nước thải, rác thải, … mangan sẽ được tích tụ trong các nguồn nước như ao, hồ , suối, sông, biển… được gọi chung là nước trên bề mặt rồi từ nước trên bề mặt, mangan ngấm vào mạch nước ngầm. Đó chính là lý do vì sao mangan lại có mặt trong nguồn nước ngầm.
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã cho thấy nồng độ của mangan trong nước ngầm của Tp. Hồ Chí Minh và Tp.Hà Nội đã cao hơn nhiều lần mức cho phép.
Cách để nhận biết nước ngầm bị nhiễm mangan
Chúng ta có thể nhận biết nước nhiễm mangan theo những cách sau:
Chúng ta có thể kiểm tra xem ở xí bệt bồn cầu hay bồn chứa nước có bám cặn đen không? Nếu có chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm mangan
Cắt đường ống dẫn nước ra nếu bạn thấy cặn màu đen trong đường ống nước thì có nghĩa nguồn nước nhà bạn đã bị nhiễm mangan
Kiểm tra các dụng cụ và thiết bị chứa nước xem có bị ố vàng hay không. Ngửi mùi nước nếu như có mùi tanh thì có thể biết nguồn nước của gia đình bạn đang bị nhiễm kim loại nặng
Tác hại nước nhiễm mangan
Trong sinh hoạt, khi sử dụng nước nhiễm mangan trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cho các đồ đạc, vật dụng tiếp xúc với nước có dấu hiệu bị ố đen. Các vết ố đen làm mất đi vẻ mỹ quan cho căn nhà. Hơn thế nữa, khi các cặn mangan tích tụ lâu ngày trong đường ống dẫn nước sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn ống nước. Nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm mangan để nấu ăn hoặc uống nước sẽ làm biến tính các chất , làm mất đi mùi và hương vị có trong thức ăn, nước uống.
Cần xử lý nước nhiễm mangan để tránh những tác hại mà nó gây ra
Với sức khỏe con người, nếu tích tụ lượng mangan với hàm lượng lớn trong cơ thể con người trong một khoảng thời gian dài. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể, thậm chí là mắc các bệnh ung thư. Đặc biệt là khi hiện tượng ngộ độc thận hoặc phổi. Hệ tim mạch và hệ thần kinh cũng sẽ có nguy cơ tổn thương nếu như cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều mangan. Các đối tượng như người mang thai và trẻ em cần chú ý hạn chế tiếp xúc với nguồn nước mà bị nhiễm mangan.
Phương pháp xử lý mangan trong nước ngầm hiệu quả nhất
Có rất nhiều cách khác nhau để xử lý nguồn nước nhiễm mangan như là sử dụng bể lắng, Xây bể lọc nước,sử dụng hóa chất, Sử dụng hệ thống lọc tổng, dùng máy lọc nước …
Sau khi qua hệ thống lọc nước sinh hoạt sẽ được loại bỏ hoàn toàn được các tạp chất hữu cơ cặn bẩn và sắt ,clo dư, và đặc biệt là Mangan nên nước sẽ rất trong, an toàn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn, bảo vệ các thiết bị chứa nước.
Mỗi gia đình cần trang bị cho mình một thiết bị máy lọc nước để đảm bảo loại bỏ được các chất gây hại trong, giúp cho mọi người trong gia đình bạn được sử dụng nguồn nước sạch, an toàn và tốt cho sức khỏe.