Bệnh giun đũa chó có nguy hiểm không? Bệnh giun đũa chó mèo hay còn gọi là ấu trùng giun đũa toxocara. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và những người nuôi chó mèo. Theo thống kế của bộ y tế, chỉ có 20% dân số tại việt Nam có kháng thể đối với bệnh giun đũa chó mèo. Vì vậy, khả năng mắc căn bệnh này khi tiếp xúc với chó mèo là khá cao. Vậy bệnh giun đũa chó mèo có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Bệnh giun đũa chó mèo là gì?
Ấu trùng giun đũa chó mèo toxocara là một loại ký sinh trùng sán dây, thuộc giống Echinococcus. Loại sán này phát triển trong cơ thể chó mèo. Khi chúng đẻ trứng, trứng sẽ theo phân đi ra ngoài môi trường và hóa thành phôi chỉ sau 1-2 tuần. Trong giai đoạn này, nếu không may nuốt phải trứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Ấu trùng giun đũa chó mèo toxocara là một loại ký sinh trùng sán dây
Triệu chứng của bệnh giun đũa chó mèo không rõ ràng và khó nhận biết . Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như:
- Người mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy đau bụng, chán ăn, ăn không ngon, sụt cân nghiêm trọng
- Cơ thể nóng, sốt, ho và khó thở
- Nếu ấu trùng sán di chuyển lên phổi sẽ gây viêm phổi, suyễn
- Ấu trùng di chuyển lên mắt gây viêm xung quanh mắt và các bệnh liên quan đến võng mạc
- Khi ấu trùng di chuyển đến vùng não bộ nó sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của não, khiến người mệt mỏi, lờ đờ và có những triệu chứng viêm não nghiêm trọng
- Ấu trùng giun đũa chó mèo cũng có thể ký sinh lên vùng da, tạo ra các cục u là nơi tập trung vô số thể nang sán
2. Bệnh giun đũa chó có nguy hiểm không?
Bệnh giun đũa chó có nguy hiểm không? Là câu hỏi của rất nhiều người nuôi động vật. Bênh giun đũa chó mèo có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Không những thế, khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, ấu trùng sán có thể di chuyển linh hoạt đến nhiều cơ quan quan trọng như gan, phổ, mắt, não gây tổn thương nghiêm trọng. Trong trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, giun đũa chó mèo có thể hình thành nên những biến chứng quan trọng như:
Gây tổn thương mắt, nội tạng và hệ thần kinh trung ương
- Tổn thương mắt, làm giảm thị lực một bên mắt, nặng hơn có thể gây lé hoặc mù lòa
- Tổn thương nội tạng, hoạt tử gan, viêm cơ tim, viêm thận
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương nếu xâm nhập vào não, gây ra hiện tượng co giật, tâm thần thậm chí tử vong
3. Bệnh giun đũa chó mèo có lây không?
Bệnh giun đũa chó mèo rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy ấu trùng sán này có lâu qua người không? Chúng lây chủ yếu qua hình thức nào? Chúng ta cùng đọc tiếp nhé!
Con đường lây truyền của ấu trùng giun đũa chó mèo như sau:
- Sán tồn tại và phát triển trong cơ thể chó mèo. Sau khi đẻ trứng, trứng sẽ theo phân thải ra bên ngoài và phân tán vào đất, bụi, rau…
- Khi tiếp xúc với cơ thể chó mèo hoặc dùng rau chưa được rửa sạch thì rất dễ ăn phải trứng ấu trùng giun đũa.
Cách phòng tránh bệnh giun đũa chó mèo
Khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ được phóng thích và xuyên qua thành ruột, di chuyển đến gan, tiến tới hệ thần kinh theo đường máu. Lúc này chúng sẽ ngừng phát triển và bắt đầu gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho người bệnh.
Bệnh giun đũa chó mèo chỉ lây từ chó sang người hoặc sử dụng nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, bệnh không lây từ người sang người. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh giun đũa chó mèo thì các thành viên còn lại cũng nên tiến hành xét nghiệm vì rất có thể đã sử dụng chung nguồn thức ăn có chứa ấu trùng sán.
4. Cách phòng ngừa bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?
Khi đã biết được bệnh giun đũa chó mèo rất nguy hiểm. Thế nên chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa để tránh bệnh nguy hiểm này.
Phòng bệnh vẫn hiệu quả hơn là chữa bệnh. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả nhà, bạn nên tuân thủ các quy định về phòng ngừa bệnh giun đũa chó mèo dưới đây:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Ăn chín, uống sôi, sơ chế thực phẩm thật kỹ và hạn chế tối đa ăn các loại rau sống không rõ nguồn gốc
- Tẩy giun định kỳ cho chó mèo, tắm cho chó mèo thường xuyên
- Không nên để trẻ nhỏ ngủ cùng với chó mèo
- Không cho chó mèo thường xuyên vào nhà, nhất là nhà đang có trẻ tập đi, tập bò
- Tuyệt đối không để trẻ nghịch đất, tránh cho bé ngậm tay vào miệng khi đang chơi đùa cùng chó mèo
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Bệnh giun đũa chó mèo rất nguy hiểm, khi nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về căn bệnh này để có biện pháp phòng tránh ngay từ hôm nay. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết!