Ấm đun nước không phải là vật dụng xa lạ đối với các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, chúng ta sẽ thấy có hiện tượng các mảng cứng màu trắng sẽ bám vào bề mặt trong của thiết bị này. Đó là hiện tượng ấm nước đóng cặn vôi. Vậy làm cách nào để giải quyết được vấn đề này? Hãy tham khảo những chia sẻ về cách tẩy cặn vôi dưới đây của chúng tôi nhé.
Vì sao lại xảy ra hiện tượng cặn vôi bám lên ấm đun nước
Cặn vôi bám trên ấm đun nước sau một thời gian dài sử dụng là vì nước cứng gây ra. Lâu ngày khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thì những kim loại nặng như magie và canxi có trong nước sẽ kết tủa trắng và dẫn đến đóng cặn. Những vết cặn này sẽ không chỉ làm giảm hương vị nước mà còn gây hại cho sức khỏe.
Những cách tẩy cặn vôi trong ấm đun nước được sử dụng phổ biến
Sử dụng giấm trắng hoặc chanh
Tưởng chừng như đây một nguyên liệu nhà bếp đơn giản nhưng đối với chanh lại có khả năng loại bỏ cặn bẩn cực kỳ hiệu quả. Thành phần chính trong cặn vôi bán lên ấm đun nước là canxi cacbonat, chất này sẽ phản ứng với axit có trong chanh và giấm. Giúp loại bỏ được cặn khoáng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ta đổ nước vào ấm như bình thường, nhưng sẽ cho thêm vài lát chanh hay nước cốt chanh hoặc là giấm vào. Khi nước sôi, lớp cặn vôi sẽ tự động tách ra khỏi thành ấm và đáy ấm. Để ấm nguội ấm đun trong 1 giờ, sau đó tiến hành rửa lại bằng nước sạch. Lúc này, ấm nước không chỉ loại bỏ cặn vôi mà còn tỏa ra mùi thơm chanh nhẹ.
Sử dụng baking soda
Bạn có thể biết đến tính chất tẩy trắng hiệu quả và mạnh mẽ của nó. Giống như ấm đun nước, baking soda sẽ có khả năng phản ứng với những thành phần ion cứng trong cặn vôi. Do đó nó loại bỏ được lớp mảng bám này khỏi ấm đun nước. Bạn chỉ cần cho vào 1 thìa cà phê baking soda, rồi đổ nước vào một nửa ấm, tiến hành đun sôi nước trong vòng khoảng 2-3 phút. Cách này giúp làm sạch những mảng bám cặn vôi trên thành ấm nhanh chóng. Hoặc là bạn cũng có thể đổ baking soda có độ đặc từ 1% vào 500 ml nước rồi tiến hành lau nhẹ đáy ấm.
Dùng vỏ trứng để tẩy
Vỏ trứng sử dụng để dễ dàng loại bỏ những cặn cứng đầu trong ấm. Bạn hãy đập nhỏ vỏ trứng và cho vào trong ấm. Tiếp theo, bạn đổ khoảng chừng một nửa ấm nước, rồi dùng đũa khuấy đều và đun trong 30 phút. Đổ vỏ trứng ra, và lau hai lần lúc này cặn vôi sẽ bong ra, ấm sẽ lại sạch như cũ. Hoặc là bạn cũng có thể sử dụng ấm đun nước để luộc trứng gà, hiệu quả bạn sẽ thấy rõ sau một vài lần luộc trứng.
Dùng khoai tây để tẩy cặn vôi
Có rất nhiều bà nội trợ thường dùng cách làm sạch cặn vôi của ấm đun nước bằng phương pháp dùng khoai tây vì nó hiệu quả bất ngờ. Đối với ấm đun nước mới được mua về, bạn hãy gọt vỏ 3 củ khoai tây rồi cho phần vỏ vào trong ấm đun sôi với nước trong khoảng chừng 7 phút, rồi rửa sạch ấm. Việc làm này sẽ giúp cặn vôi hạn chế bám vào vào ấm trong những lần sử dụng sau. Đối với những chiếc ấm cũ mà có nhiều vết cặn vôi, bạn cũng thực hiện cắt vỏ của khoai tây hoặc cắt nhỏ củ khoai tây ra rồi cho vào ấm rồi đun cùng với nước trong khoảng chừng 10 phút. Bạn sẽ thấy những vết bẩn này cứng đầu bong ra.
Dùng xơ mướp hoặc lá trà
Tất cả những gì bạn cần phải làm là cho mướp vào trong ấm, nó đóng vai trò giúp lọc lấy nước và giúp ngăn chất cặn vôi tích tụ trong ấm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phải thay xơ mướp thường xuyên và giữ xơ mướp luôn sạch sẽ trước khi cho vào ấm. Hoặc là bạn có thể dùng lá trà thay thế. Giã nát lá cây trà xanh và cho nước sôi vào, sau đó ngâm khoảng chừng 1 ngày để loại bỏ cặn vôi.
Sử dụng hóa chất để tẩy rửa
Để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian xử lý cáu cặn, nhiều người đã dần tìm đến những loại hóa chất dùng để tẩy rửa chuyên dụng. Chất phân tán cặn vôi trong hóa chất có tác dụng làm ức chế hình thành cặn vôi trong ống trao đổi nhiệt đó là những vị trí mà độ cứng của nước làm mát cao.
Hi vọng với các mẹo mà chúng tôi kể trên, người dùng có thể khắc phục được tình trạng mảng bám, cặn vôi hình thành trong ấm đun nước. Đừng quên đón đọc những bài viết khác của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích nhé.