Kim Ngân là một trong những loại cây cảnh được trồng khá phổ biến ở nước ta, với công dụng chính là trang trí. Nhưng nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng cây Kim Ngân có độc không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp điều này, cũng như học hỏi cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân nhé.
Giới thiệu đôi nét về cây Kim Ngân
Kim Ngân có lá màu xanh bắt mắt
Cây Kim Ngân có tên khoa học là Pachira Aquatica, xuất xứ của nó ở Mexico, Brazil, hoặc là đầm lầy Trung Mỹ và Nam Mỹ. Vào năm 1980, cây Kim Ngân đã được một người gốc Đài Loan tạo dạo mới vô cùng đẹp, sau đó nó đã trở nên phổ biến hơn.
Thân của cây Kim Ngân rất chắc chắn và dẻo dai, nó có chiều cao tối đa là khoảng 6m. Lá của cây Kim Ngân có màu xanh bắt mắt, hình dáng xòe rộng như một bàn tay. Loại cây này thường rất ít nở hoa, thường nở vào ban đêm trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa Kim Ngân có màu kem nhạt nhẹ nhàng, kèm theo một mùi hương dịu thoang thoảng.
Rất nhiều gia đình đã lựa chọn cây Kim Ngân trồng trong nhà, để mang đến một không gian xanh mát. Bởi vì loại cây này khá dễ trồng, cách chăm sóc cũng không quá cầu kỳ. Trong phong thủy, cây Kim Ngân còn có ý nghĩa là mang đến một nguồn năng lượng tích cực, thu hút vượng khí cho gia chủ.
Giải đáp cây Kim Ngân có độc không?
Cuống cây Kim Ngân có chứa mủ hoặc là nhựa
Cây Kim Ngân có độc không chính là thắc mắc của nhiều người trước khi muốn trồng loại cây này. Theo các nhà khoa học, cây kim ngân được trồng làm cây cảnh phổ biến hiện nay không hề có độc. Do đó, bạn không cần phải lo lắng khi tiếp xúc trực tiếp với lá của nó.
Nhưng trong lá và cuống cây Kim Ngân có chứa mủ hoặc là nhựa. Nhưng hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác là mủ Kim Ngân có gây độc cho con người hay không. Do đó, khi trồng cây Kim Ngân, bạn hãy dặn trẻ nhỏ là không được bẻ lá cành và cuống của nó. Hoặc nếu gia đình bạn nuôi thú cưng thì nên đặt các chậu Kim Ngân ở trên cao để chúng không phá phách.
Trong trường hợp trẻ vô tình ăn phải lá cây Kim Ngân cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như là buồn nôn, ngứa miệng, khó thở. Khi đó bạn cần cho trẻ súc miệng thật kỹ, loại bỏ hết tất cả các chất của Kim Ngân có trong miệng. Tốt nhất là bạn có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi.
Cách đặt vị trí Kim Ngân đẹp nhất
Cây Kim Ngân rất phù hợp đặt trên bàn làm việc hoặc là bàn thu ngân, với ý nghĩa là giúp công việc luôn luôn suôn sẻ. Hoặc là chúng ta cũng có thể đặt các chậu Kim Ngân lớn ở phòng khách, hành lang, sảnh chờ. Những vị trí gần cửa với tác dụng là thanh lọc không khí ở nơi có nhiều người qua lại. Nhưng dù là chọn đặt cây Kim Ngân ở đâu bạn cũng cần chú ý cho chúng hấp thu đầy đủ ánh sáng, để nó phát triển tốt và đẹp nhất.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân đúng kỹ thuật
Trồng cây Kim Ngân không cần chăm sóc quá nhiều
Bạn có thể trồng cây Kim Ngân bằng cách là giâm cành hoặc là ươm hạt.
- Đất trồng: Ở loại đất vi sinh có chứa nhiều dinh dưỡng thì cây Kim Ngân sẽ phát triển được tốt nhất. Nó đặc biệt ưa chuộng sống trong đất tơi xốp trộn mùn gỗ ủ hoai mục. Bạn có thể dùng đất TS2 để kích thích rễ lớn nhanh, nó hút nước và dinh dưỡng dễ dàng.
- Kỹ thuật trồng: Bạn cần rải 1 ít sỏi vào đáy chậu để giúp cây thoát nước tốt rồi, rồi sau đó mới đổ đất vào ½ chậu. Tiếp đến là để cây vào chậu rồi đổ nốt phần đất còn lại cho đầy. Nhấn để giúp cây đứng thẳng, sau đó tưới đẫm nước và đặt nó ở bóng mát đến khi ra rễ mới chuyển sang chỗ nắng phù hợp.
- Nước tưới: Bạn không cần tưới nước quá nhiều cho cây Kim Ngân. Nếu để nó trong nhà thì khoảng 1 lần 1 tuần theo dạng phun sương, còn nếu đặt ở ngoài tự nhiên thì 1,5 tuần tưới 1 lần theo kiểu tươi ngập gốc.
- Dinh dưỡng: Nên bón phân NPK bằng cách hòa phân vào nước rồi tưới quanh gốc, khoảng 1-2 tháng 1 lần để cây hấp thụ dinh dưỡng.
- Nhiệt độ: Thường thì cây Kim Ngân rất dễ bị sốc nhiệt, do đó bạn không nên chuyển nó từ nơi nóng sang lạnh đột ngột và ngược lại. Chỉ cần để nó trong điều kiện nhiệt độ ổn định, không có quá nhiều thay đổi là sống tốt.
- Ánh sáng: Kim Ngân không thích hợp để ở những nơi ánh sáng quá gắt, nên hãy chọn vị trí ánh sáng vừa đủ cho chúng.
Thông qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc cây Kim Ngân có độc không. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc cây Kim Ngân được đẹp và phát triển tốt nhất.