Nước giếng khoan có sạch không? Cách xử lý nước giếng khoan hiệu quả

nước giếng khoan có sạch không

Ở một số địa phương, nước giếng khoan vẫn được xem là nguồn nước chủ yếu để sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt. Trên thực tế nước giếng khoan có sạch không? Nên xử lý nước giếng khoan như thế nào cho hiệu quả để đảm bảo an toàn tối đa? Theo dõi ngay những thông tin bổ ích mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Nước giếng khoan là gì?

Nước giếng khoan có thể được hiểu nôm na là nguồn nước có từ các giếng đào, khoan với độ sâu nhất định. Trước đây, khi công nghệ chưa hiện đại, phát triển người dân thường phải tìm nơi có mạch nước ngầm để đào, khoan giếng lấy nước sử dụng cho sinh hoạt.

nuoc-gieng-khoan-co-sach-khong

Theo đó, nước giếng khoan có bản chất chính là nước ngầm  trải qua các tầng địa chất đất đá, hoà tan nhiều khoáng chất và đã được loại bỏ cặn bẩn. Theo đó, nước giếng khoan thường là nước sạch và có rất nhiều khoáng chất.

Tuy nhiên vì được lấy từ sâu trong lòng đất nên sẽ tùy từng vị trí địa lý, độ sâu, thổ nhưỡng mà nước giếng khoan sẽ mang đặc điểm thành phần và tính chất khác nhau. Và ngày nay bởi nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm nặng nề nên rất khó được có được nguồn nước giếng khoan sạch.

Những thành phần có trong nước giếng khoan

Độ pH của nước

Tính chất của nước sẽ được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Khi pH = 7 thì nước có tính trung tính, pH < 7 nước mang tính axit và khi pH > 7 nước có tính kiềm.

Độ cứng của nước

Chính là đại lượng biểu thị cho hàm lượng có trong nước của các muối của canxi và magie. Có thể 3 loại độ cứng: độ cứng tạm thời, vĩnh cửu và độ cứng hoàn toàn phần.

Các hóa chất, hợp chất hữu cơ

Các hoạt động của con người đều gây ra ảnh hưởng đến môi trường trong đó có nguồn nước giếng khoan. Đặc biệt là hoạt động sản xuất công nghiệp đã thải ra vô số hóa chất gây ra tác hại đối với môi trường.

Ngoài ra, trong hoạt động sản xuất về nông nghiệp với hàm lượng dư từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và cả hoạt động chăn nuôi, chuồng trại cũng đã gây không ít ảnh hưởng đến nguồn nước giếng khoan của bạn.

Vi khuẩn

Có hai loại vi khuẩn điển hình được tìm thấy trong nguồn nước giếng khoan gây hại đến sức khỏe con người đó chính là E.coli và Coliform. Thậm chí tệ hơn bạn có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây ra các bệnh đường ruột như là tả, thương hàn lỵ.

Các loại vi khuẩn có trong nước thải, khi nước thải không xử lý mà thải thẳng trực tiếp ra ngoài môi trường thì các vi khuẩn sẽ xâm nhập được vào môi trường đất, nước gây ra ô nhiễm và thông qua đó sẽ xâm nhập vào nguồn nước.

Kim loại nặng

Có nhiều nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm, nước giếng khoan bị nhiễm kim loại nặng điển hình như là: do hoạt động khai thác các quặng kim loại nặng, kim loại nặng có trong các lớp trầm tích mà nguồn nước ngầm chảy qua, các chất thải công nghiệp vào môi trường.

Các kim loại nặng trong nước giếng khoan bao gồm : sắt ( phèn ), asen, chì, thủy ngân, Mn, Nhôm, Magie, …

Nitrit, amoni

Phân tử kim loại amoni có trong nước. Ở những nơi như chăn nuôi chuồng trại gia súc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, đất bị nhiễm các hợp chất hữu cơ của nitơ thấm vào nguồn nước ngầm.

Tại Việt Nam, các trại chăn nuôi hiện rất nhiều nên nguồn nước bị nhiễm chất độc hại xảy ra cũng khá nhiều.

Nước nhiễm đá vôi

Nước nước giếng khoan ở những vùng núi đá vôi có hàm lượng canxi trong nước cao.
Nguồn nước nếu bị nhiễm canxi rất thường dễ nhận đó là nước rất trong và khi đun sôi sẽ có cặn màu trắng bám ở phía đáy nồi.

Nước giếng khoan có sạch không?

Nước giếng khoan hay còn gọi là nước ngầm, tồn tại bên trong các lỗ hổng bên dưới lòng đất. Bản chất của nước giếng khoan là hoàn toàn sạch và không chứa nhiều các chất độc hại.

Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay, nguồn nước giếng khoan đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Nước giếng khoan thường có chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng hoặc nước cứng và các thành phần tạp chất khác.

Sử dụng nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm không những gây nguy hiểm cho sức khỏe mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cơ thể mắc một số căn bệnh khó lường. Do đó, để đảm bảo an toàn, người dùng cần phải tiến hành xử lý nước giếng khoan trước khi sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nước giếng khoan

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:

  • Nguồn nước thải chưa qua xử lý, xả trực tiếp ra môi trường
  • Lượng thuốc trừ sâu tàn dư trong quá trình sản xuất nông nghiệp
  • Nguồn nước thải nhà máy công nghiệp, rác thải sinh hoạt không được xử lý mà xả thẳng

Những nguyên nhân này không chỉ khiến nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm mà còn làm môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cần phải có biện pháp xử lý nguồn nước hiệu quả để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.

Sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt có an toàn?

Nguồn nước giếng khoan không hề tốt như nhiều người vẫn nghĩ. Việc sử dụng nguồn nước giếng khoan tiền ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

  • Trong nước giếng khoan có chứa rất nhiều chì, sắt, mangan, asen….rất dễ gây bệnh ngoài da, hệ tiêu hóa. Nếu tích tụ lâu ngày còn gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư nguy hiểm
  • Sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt sẽ khiến quần áo nhanh chóng bị ố vàng, xỉn màu và hỏng hóc nhanh chóng
    Nước giếng khoan sẽ khiến da bị khô, viêm da, vàng rang, khô tóc…
  • Các thiết bị điện và thiết bị vệ sinh trong nhà nhanh chóng bị hoen rỉ và ăn mòn nhanh chóng

Hướng dẫn cách xử lý nước giếng khoan an toàn

Nguồn nước giếng khoan không đủ điều kiện để sử dụng trực tiếp. Bạn nên xử lý nước giếng khoan trước khi dùng trong ăn uống và sinh hoạt. Một số cách xử lý nước giếng khoan mà bạn có thể tham khảo:

1 Sử dụng phèn chua

Sử dụng phèn chua là cách xử lý nước giếng khoan đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo. Dùng phèn đánh vào nước để làm trong nước giếng khoan. Sau đó sử dụng clorin để diệt các loại vi khuẩn có trong nước. Tuy nhiên, nguồn nước sau khi xử lý chỉ đảm bảo để tắm giặt, sinh hoạt, hoàn toàn không đáp ứng điều kiện để ăn uống trực tiếp.

2 Dùng bể lọc thô xử lý

Dùng bể lọc thô xử lý nước giếng khoan thường được áp dụng chủ yếu ở nông thôn. Bạn có thể dùng bể lọc bằng inox hoặc xây bể lọc thô bằng xi măng để tiết kiệm chi phí. Vật liệu sử dụng trong bể lọc thô thường bao gồm: cát thạch anh, mangan, than hoạt tính, sỏi,…

3 Khử trùng bằng dung dịch iot

Sử dụng dung dịch iot để xử lý nước giếng khoan là cashc được rất nhiều người áp dụng. Cứ 1 lít nước thì dùng 2 giọt dung dịch iot. Tùy thuộc vào nguồn nước giếng khoan cần xử lý mà bạn có thể sử dụng lượng dung dịch này cho thật phù hợp. Không nên dùng quá liều lượng cho phép, sẽ rất dễ tích tụ các chất độc trong cơ thể.

Giải pháp xử lý nước giếng khoan tối ưu

Khi những giải pháp xử lý nước giếng khoan ở trên hoàn toàn không thể đáp ứng đủ nguồn nước để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cách tốt nhất lúc này đó là bạn nên lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan RO để đảm bảo hiệu quả xử lý nước tối ưu nhất.

Xử lý triệt để nguồn nước giếng khoan bằng máy lọc nước RO
Xử lý triệt để nguồn nước giếng khoan bằng máy lọc nước RO

Máy lọc nước được thiết kế nhỏ gọn, công suất đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều gia đình hiện nay. Chi phí đầu tư máy không quá cao. Nhưng những lợi ích mà máy lọc nước mang lại hoàn toàn không thể phủ nhận được. Nguồn nước sau khi xử lý bằng máy lọc nước có thể dùng uống trực tiếp mà không cần phải trải qua đun sôi.

Nước giếng khoan có sạch không? Với điều kiện môi trường như hiện nay thì nước giếng khoan không đảm bảo an toàn để sử dụng mỗi ngày. Bạn cần phải lắp đặt thêm thiết bị lọc nước để xử lý nguồn nước giếng khoan triệt để. Liên hệ ngay với Watio để được tư vấn và đặt hàng trong thời gian sớm nhất

Bài viết liên quan

0915195209
Contact