Trẻ sơ sinh khi nào được uống nước – Cẩm nang chăm sóc bé

trẻ sơ sinh khi nào được uống nước

Chúng ta đều biết nước rất quan trọng đối với sự sống của con người, nhưng liệu trẻ sơ sinh có cần nước như người lớn? Trẻ sơ sinh khi nào được uống nước, tại sao trẻ không cần uống nước? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ dưới đây, cùng theo dõi bạn nhé!

Trẻ sơ sinh có cần uống nước không?

Nước là thành phần quan trọng của cơ thể con người, cả người lớn hay trẻ nhỏ đều cần nước để tồn tại. Người lớn bổ sung nước bằng cách uống nước lọc, nước canh, ăn trái cây có chứa nhiều nước… Còn trẻ dưới 6 tháng có nên uống nước không? Câu trả lời là không nên.

Trẻ sơ sinh có cần uống nước không
Trẻ sơ sinh có cần uống nước không?

Thực tế thì trẻ sơ sinh cũng cần được bổ sung nước phục vụ hoạt động trao đổi chất, nuôi dưỡng cơ thể. Nhưng thay vì uống nước lọc trực tiếp thì trẻ được cung cấp nước qua đường sữa mẹ hoàn toàn.

Triệu chứng bất thường khi cho trẻ sơ sinh uống nước

Bạn có thắc mắc tại sao không cho trẻ sơ sinh uống nước? Một số trẻ không có điều kiện uống sữa mẹ hoàn toàn mà sử dụng sữa công thức có thể bổ sung một lượng ít nước qua sữa và nên theo hướng dẫn cụ thể. Các bố mẹ không chú ý, cho trẻ uống nhiều nước sẽ có nguy cơ dẫn đến các triệu chứng bất thường nguy hiểm đến tính mạng:

    • Trẻ bị ngộ độc nước, xảy ra tình trạng co giật, động kinh
    • Nôn trớ ra ngoài nhiều và liên tục
    • Biếng ăn, không muốn bú sữa mẹ
    • Bị sặc nước, chỉ cần uống một chút là đã sặc vì chưa thích nghi được

Tác hại nguy hiểm khi cho trẻ sơ sinh uống nước

Khi tìm hiểu thông tin trẻ dưới 6 tháng có nên uống nước, bạn cần biết thêm những tác hại nguy hiểm có thể gặp để biết cách sử dụng nước đúng cách cho trẻ. Với liều lượng quá lớn, cơ thể bé chưa thể thích nghi hấp thụ được có thể dẫn đến các tác hại:

Tác hại nguy hiểm khi cho trẻ sơ sinh uống nước
Tác hại nguy hiểm khi cho trẻ sơ sinh uống nước

–  Ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hấp thu sữa mẹ, từ đó khiến bé thiếu dưỡng chất cần thiết để nuôi sống cơ thể. Việc uống nước cũng khiến cho dạ dày của bị bị đầy mà cảm thấy no, không chịu bú sữa mẹ.

– Nguy cơ bị nhiễm trùng rất dễ bị xảy ra nếu nguồn nước không được lọc, không được làm sạch. Bởi trong nước có chứa nhiều kim loại nặng, chất độc hại chưa được lọc sẽ tác động lên cơ thể còn yếu ớt, sức đề kháng kém.

– Việc uống nhiều nước còn gây nên tình trạng nhiễm độc nước, dẫn đến làm loãng nồng độ natri trong cơ thể trẻ và thoát ra ngoài. Trẻ thiếu natri sẽ ảnh hưởng tới các chức năng hoạt động của não, nguy hiểm hơn là co giật, động kinh,…

Trẻ sơ sinh khi nào được uống nước?

Việc cho trẻ nhỏ uống nước không thực sự tốt, vậy trẻ sơ sinh khi nào được uống nước? Thời điểm tốt nhất để cho bé bắt đầu uống nước là sau 6 tháng, thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm và cần nước để dễ nuốt, dễ tiêu hoá. Đồng thời sẽ giúp trẻ giảm thiểu tình trạng táo bón. Với các trẻ nhỏ hơn từ 4 đến 6 tháng tuổi, bạn nên cho bé uống một ngày khoảng 4 – 5 muỗng nhỏ và chia thành nhiều lần để bé thích nghi.

Cho trẻ sơ sinh uống bằng thìa hoặc bình sữa là cách phổ biến là dễ nhất. Trong quá trình trẻ uống cần quan sát và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Xem thêm: 4 Thời điểm uống nước tốt nhất trong ngày giúp nâng cao sức khỏe

Lưu ý cho bé uống nước an toàn

Khi bé đã đạt độ tuổi có thể uống nước thì bạn cũng cần lưu ý thêm để cho quá trình uống nước được an toàn nhất.

Lưu ý cho bé uống nước an toàn
Lưu ý cho bé uống nước an toàn
    • Cho bé uống nước theo nhu cầu cơ thể, không quan trọng phải quy định một ngày bao nhiêu. Bản chất trong sữa mẹ, đồ ăn dặm cũng có chứa nước rồi.
    • Nên uống thời điểm hợp lý khi trẻ muốn, không nên uống trước bữa ăn dễ gây no khiến trẻ biếng ăn và đặc biệt làm loãng dịch vị phần dạ dày của bé.
    • Không cho trẻ uống trước khi đi ngủ dễ khiến cho trẻ ngủ không ngon giấc.

Hy vọng với những chi sẻ trên của Watio, bạn đã có thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Lưu ý, hãy đặc biệt cẩn trọng, đảm bảo nguồn nước sạch tốt nhất trước khi cho trẻ sử dụng bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ rất yếu ớt, dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập. Theo dõi Watio để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về nước sạch – chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan

Liên hệ