Giải đáp nhà có 2 giếng nước là tốt hay xấu?

Nhiều người thắc mắc nhà có 2 giếng nước là tốt hay xấu? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này, cũng như là tìm hiểu những yếu tố phong thủy liên quan đến giếng nước nhé.

Giải đáp thắc mắc nhà có 2 giếng nước có sao không?

Giếng nước ở thành thị thì khá hiếm gặp, nhưng hầu như gia đình nào ở nông thôn cũng đều có. Việc tạo giếng nước ở quê để cung cấp nguồn nước sinh hoạt cũng như là tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.

Nhà có 2 giếng nước ảnh hưởng rất nhiều đến phong thủy của ngôi nhà

Theo phong thủy, một giếng nước có thể không tác động quá nhiều đến trường khí của ngôi nhà. Nhưng nếu có hơn một cái giếng thì nó sẽ gây nên nhiều bất lợi.

  • Thứ nhất nếu có hai giếng nước trong nhà thì như nó đối kỵ nhau làm cho mọi việc đều khó khăn. Nhất là trong công danh sự nghiệp, nếu có tiền tài thì cũng không giữ được lâu.
  • Thậm chí nếu để hai giếng nước trong một thời gian dài thì sẽ làm cho gia chủ sức khỏe hao tổn. Gặp nhiều bệnh tật lặt vặt, luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Bên cạnh đó, giếng nước còn tượng trưng cho tình cảm. Nếu có quá nhiều giếng nước trong nhà khiến cho tình cảm gia đình sứt mẻ, ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình.

Những điều lưu ý cần biết khi lấp và đào giếng nước

Cần nắm được các lưu ý phong thủy khi lấp và đào giếng nước

Để việc lấp và đào giếng nước không phạm vào phong thủy, bạn cần lưu ý những điều sau đây.

  • Trước khi đào giếng, gia chủ cần phải tìm hiểu kỹ về kiến thức phong thủy giếng nước phù hợp với nhà của mình. Sau đó khi dựa vào các thông tin đó, bạn nên chọn ra hướng, cung, sơn để phù hợp với tuổi và hướng nhà.
  • Chỉ nên đào giếng ở những nơi mà chuyên gia gợi ý, để tránh gặp phải những điều xui xẻo.
  • Khi đào giếng hoặc là lấp giếng, cần chuẩn bị chu đáo các bài văn khấn. Tránh làm quá sơ sài, sẽ gây nên những hậu quả không tốt về sau.
  • Khi lấp giếng, gia chủ nên sử dụng đá thạch anh để làm bùa trấn yểm.
  • Trong trường hợp giếng đã cạn, gia đình chỉ cần đưa tấm xi măng che lên để che miệng. Không nhất thiết phải lấp để ảnh hưởng nhiều đến phong thủy.
  • Trong phong thủy, cần tránh đào giếng ở những khu vực trọng yếu như Trung cung mang hành Thủy, nó khắc với trung cung mang hành Thổ, cũng như các cung chủ về Tài lộc, Bản mệnh, Đào hoa, Quý nhân. Nếu mà giếng nước nằm ở vị trí các sơn hợp phong thủy nhà, dưới gầm cầu thang nhưng không bị phạm Trung cung thì cũng không ảnh hưởng đến gia đạo.
  • Việc đặt giường ngủ hoặc xây nhà lên trên khu đất đã được lấp giếng đúng cách cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến phong thủy.

Cách phân biệt giếng tốt và giếng xấu như nào?

Rất nhiều người muốn biết cách phân biệt giếng xấu và giếng tốt, để xem biểu hiện của nó như nào. Thường thì các giếng nước được đặt ở vị trí phong thủy, xung quanh của nó rất thoáng đãng, cỏ mọc tốt tươi. Hơn nữa, xung quanh giếng nước cũng trong lành, nước ngầm có độ ngọt thanh, tinh khiết rất tốt. Nhờ vậy là âm dương hài hòa, gia đạo hạnh phúc và vạn sự hanh thông.

Còn đối với những giếng xấu thì cho ra nguồn nước đục, môi trường xung quanh giếng cũng ẩm thấp, không sạch sẽ. Với những gia đình có giếng nước xấu, cần phải thực hiện hóa giải bằng cách trấn yểm để ngăn chặn những tà khí từ giếng lên. Để tránh nguồn nước bị chua mặn, ô nhiễm ảnh hưởng đến gia đạo.

Hướng dẫn cách lấp giếng đúng chuẩn nhất

Để lấp giếng đúng phong thủy, an toàn bạn cần thảo khảo những thông tin sau.

Cách lấp giếng đúng phong thủy

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một ống nhựa có đường kính khoảng là 60÷90mm cắm xuống đến đáy giếng. Còn phía trên miệng ống cách mặt đất khoảng là 40cm.
  • Bước 2: Bạn hãy đổ đá hoặc là sỏi xuống giếng 1 lớp đến tầm ngang mặt nước.
  • Bước 3: Tiếp đến là đổ một lớp cát dày xuống giếng, rồi đổ thêm một lớp đất sét nữa.
  • Bước 4: Sau đó bạn đổ một lớp than hoạt tính lên trên, có độ dày khoảng 10cm.
  • Bước 5: Cuối cùng là đổ lớp đất thịt lên trên đến khi mà miệng giếng đầy.

Lấp giếng theo lời khuyên của chuyên gia

Hiện nay, có phương pháp trám lấp giếng được ưa chuộng khá nhiều, chỉ dùng ximăng và đất sét. Bạn sẽ pha xi măng với tỷ lệ 1 bao là 30 lít nước và tạo thành vữa. Sau đó bạn đổ vữa từ từ đến khi giếng đầy và đậy miệng giếng lại.

Còn nếu trám giếng bằng đất sét thì cần dùng đất sét bột và vo thành viên. Tùy vào đường kính giếng nhà bạn mà có thể vo đất sét thành viên 20-25mm hay 50mm. Sau đó bạn sẽ thả đất sét xuống giếng cho đến khi nó đầy và đậy lại.

Nhà có 2 giếng nước ảnh hưởng rất nhiều đến phong thủy của ngôi nhà. Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp, sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong thủy giếng, giúp vận khí trong nhà tốt hơn.

Bài viết liên quan

Liên hệ