Cách nhận biết nước nhiễm asen, tác hại và cách xử lý

Hiện nay, thông tin nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm asen xuất hiện khá nhiều gây hoang mang và lo lắng cho người sử dụng. Làm thế nào để xác định nước có bị nhiễm asen hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.

1. Cách nhận biết nước nhiễm asen

Vài nét chung về asen

Theo nghiên cứu khoa học, asen hay còn được gọi là thạch tín, là thành phần tự nhiên có trong nước, đá, đất , thực vật, động vật.. Không chỉ tồn tại trong tự nhiên, trong quá trình sản xuất nông công nghiệp của con người cũng có thể làm phát sinh asen gây hại.

Asen – chất cực độc tiềm ẩn trong nước gây hại cho sức khỏe con người

Dấu hiệu nhận biết

Asen là chất không màu, không mùi và không vị nên rất khó nhận biết sự tồn tại của nó trong nước bằng mắt thường. Để xác định sự tồn tại của chất độc nói trên, người dùng nên lấy mẫu thử và đến các phòng thí nghiệm để phân tích. 

Mức độ nguy hiểm của asen với sức khỏe con người

Asen được đánh giá là chất độc cực mạnh, độ độc tố  gấp 4 lần thủy ngân nên dễ dàng gây tử vong nếu tiếp xúc dù chỉ là hàm lượng nhỏ.

Chất này có hai dạng tồn tại là asen hữu cơ và asen vô cơ. Nếu như asen hữu cơ tồn tại trong rau củ, cơ thể người hay động vật và không gây nguy hiểm khi sử dụng thì asen vô cơ lại có độc tính cao. Loại thứ hai này được tìm thấy trong đất, nước thường dùng để làm thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu.

Tồn tại ở dạng vô cơ, asen có trong nguồn nước chưa qua xử lý như giếng khoan, giếng ngầm và gây nguy hiểm cho người sử dụng trực tiếp nguồn nước nói trên.

Trong thực phẩm hàng ngày, mức độ nguy hiểm của asen sẽ ít hơn so với trong nguồn nước chưa qua xử lý vì nó tồn tại ở dạng hữu cơ. Thực phẩm chứa nhiều asen có thể kể đến như gạo, gia cầm, hải sản, nấm….

2. Tác hại của nước nhiễm asen với sức khỏe

Nếu chỉ hít phải asen thì người dùng sẽ bị đau họng và phổi bị ảnh hưởng. Nếu thời gian tiếp xúc ít nhưng kéo dài sẽ khiến da bị nổi các mẩn đỏ, luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.

Da nổi mẫn đỏ khi uống nước còn lẫn asen.

Khi người dùng lỡ nuốt phải asen sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy…Trường hợp này thường xảy ra với những người lỡ hoặc muốn dùng thuốc trừ sâu có chứa asen để tử tử.

Việc sử dụng nguồn nước chứa hàm lượng asen trong thời gian dài có thể gây nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc phá hủy hệ thần kinh ở người dùng. 

Cụ thể, với hàm lượng asen trong nước đạt 30.000 microgram/lít sẽ gây nhiễm độc ruột, ung thư dạ dày. Còn khi hàm lượng đạt đến 60.000 microgram/lít sẽ gây tử vong.

3. Cách xử lý nước nhiễm asen

Với phương pháp thủ công 

Ở quy mô gia đình, các bể lọc nước sẽ được xây dựng với nhiều kích thước khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người. Bể càng lớn thì chi phí xây dựng càng cao.

Sử dụng cát hay màng lọc cũng là cách được nhiều người dân ứng dụng để lọc nước. Cách này sẽ không đảm bảo an toàn tuyệt đối vì nước đi qua cát hoặc màng lọc chỉ giúp loại bỏ được bụi bẩn hoặc các tạp chất chứa asen chứ không loại bỏ asen hoàn toàn. 

Với phương pháp hiện đại

Phương pháp xử lý phổ biến hiện nay là sử dụng muối kim loại và vôi để đông tụ asen có trong nước. Lúc này asen sẽ kết tủa và chỉ cần lọc bỏ kết tủa là có thể sử dụng nước.

Đơn giản hơn là phương pháp hấp thụ, có nghĩa là sử dụng các hợp chất có khả năng hấp thụ asen như than hoạt tính, cát, oxit sắt… để loại bỏ asen có trong nước. Vì đơn giản nên nó được ứng dụng khá nhiều, đặc biệt là vùng nông thôn. 

Trao đổi ion cũng là phương pháp rất hiệu quả giúp loại bỏ asen trong nước. Tuy nhiên độ phức tạp của nó cực cao nên đòi hỏi phải có chuyên môn cũng như vật dụng chuyên môn trong việc loại bỏ asen.

Sử dụng máy lọc nước cũng là cách được nhiều người dân áp dụng vì sự tiện dụng và dễ thực hiện. Cách thức này cho hiệu quả khá cao khi loại bỏ được gần như tuyệt đối lượng asen trong nước.

Kết luận

Trên đây là một giải đáp đề xoay quay vấn đề nước bị nhiễm asen cũng như tác hại của nó với sức khỏe của con người. Qua đó bài viết cũng đưa ra một vài hướng xử lý được đánh giá khá hiệu quả trong việc loại bỏ asen trong nước được nhiều người tin dùng hiện nay.

Bài viết liên quan

Liên hệ