Trồng cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?

Lưỡi hổ là một loại cây không chỉ dùng để trang trí mà nó còn có ý nghĩa phong thủy. Rất nhiều người đặt ra câu hỏi là cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này cũng như tìm hiểu cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà nhé.

Đặc điểm nổi bật của cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là một loại cây không chỉ dùng để trang trí mà nó còn có ý nghĩa phong thủy

Cây lưỡi hổ còn có các tên gọi khác như là vĩ hổ hoặc là cây lưỡi cọp, nó có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Loại cây này thuộc họ Măng tây, chiều cao của nó từ 50cm cho đến 60cm. Thân cây mọng nước và dạng dẹt, nhìn bề ngoài hơi sắc nhọn nhưng thực chất lại rất mềm, va chạm cũng không bị đứt tay.

Thân của cây lưỡi hổ từ gốc cho đến chọn có màu xanh và vàng dọc. Hoa của lưỡi hổ nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả dạng hình tròn. Nguồn gốc của loài cây này là ở vùng nhiệt đới, gồm 70 loài khác nhau như là lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ cọp,… Nhưng phổ biến nhất vẫn là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.

Giải đáp trồng cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?

Cây lưỡi hổ được dùng làm cây kiểng rất nhiều, nó không chỉ đẹp mà còn có ý nghĩa phong thủy. Để giải đáp được cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không, hãy cùng xem các lợi ích mà nó mang lại.

Ý nghĩa phong thủy

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây, cây lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng là trừ tà. Do đó, nó có thể đuổi bay đi các xui xẻo, khó khăn để gia chủ được thuận lợi hơn trong mọi việc.

Còn trong quan niệm phương Đông, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh mà thiên nhiên ban tặng. Cho nên để nó trong nhà thì giúp xua đuổi hết những điều xấu xa, bảo vệ sức khỏe và sự bình an của gia đình.

Cây lưỡi hổ sở hữu đặc điểm là nhọn dài, nó như tượng trưng cho sự dũng mạnh, quyết đoán và ý chí vươn lên. Cũng rất nhiều người sử dụng cây lưỡi hổ để làm quà tặng cho bạn bè hoặc là người thân. Nhất là trong dịp tân gia, món quà đầu năm mới với mong muốn công việc của họ thuận buồm xuôi gió.

Tính thẩm mỹ cao

Cây lưỡi hổ tăng tính thẩm mỹ cao cho căn phòng

Cây lưỡi hổ bên cạnh việc mang ý nghĩa phong thủy tốt, còn sở hữu tính thẩm mỹ cao. Bạn trang trí cây lưỡi hổ trong phong phòng sẽ mang đến cảm giác tươi mát, sang trọng mà cũng không quá rối mắt.

Không chỉ trong không gian nhà, cây lưỡi hổ còn được trồng nhiều ở văn phòng, nhà máy, bệnh viện, nhà ở,… Màu sắc dịu nhẹ của cây lưỡi hổ mang đến cảm giác gần gũi, an lành. Có thể trồng cây lưỡi hổ ở trong chậu kiểng hoặc là ngoài vườn cũng đều đẹp.

Lọc không khí

Ngoài tác dụng là trang trí, cây lưỡi hổ còn giúp thanh lọc không khí, hấp thụ các chất gây ô nhiễm. Có thể bạn chưa biết, nhưng cây lưỡi hổ có thể hấp thụ đến 107 loại độc tố như là formaldehyde,toluene,xylene,… Nhờ vậy mà những môi trường trồng cây lưỡi hổ thì không gian được cải thiện rất tốt.

Đa số các loại cây cảnh khác thì dùng axit crassulacean quá trình trao đổi chất, hấp thụ carbon dioxide và sau đó giải phóng khí oxi vào ban đêm. Nhưng ở cây lưỡi hổ thị có quá trình ngược lại, nên có thể để trong phòng ngủ, tăng cường lượng oxy vào ban đêm.

Chữa bệnh

Cây lưỡi hổ cũng được xem là một vị thuốc, khi chúng ta có thể dùng nó để hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa, da, răng miệng, hen suyễn, viêm tai, ho,…

Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây lưỡi hổ là đầu mùa xuân đến cuối mùa hè, có thể trồng trong chậu kiểng hoặc bụi đất.

Cần biết cách chăm sóc cây lưỡi hổ phù hợp

Cây lưỡi hổ được trồng bằng cách giâm lá, khá dễ làm. Bạn cần chọn những loại lá khỏe, non và sở hữu viện màu vàng tươi. Sau đó đó cắt ngang sát gốc thành khúc dài tầm 5cm, rồi chôn xuống đất. Đất trồng cần được đảm bảo có đủ thêm cát, than và bùn đã trộn sẵn. Nhưng lưu ý rằng không được giâm lá quá sâu, khoảng tầm ½ độ sâu của chậu đất là đẹp. Nên để chậu lưỡi hổ ở những nơi có nặng, hạn chế việc tưới nước.

  • Ánh sáng: Lưỡi hổ có khả năng chịu được ánh nắng rất tốt, nhưng bạn nên đặt nó trong phòng, trong nhà thì màu sẽ đẹp hơn.
  • Đất: Đất trồng cây lưỡi hổ cần được trộn sẵn phân bón, mùn cùng với độ kiềm cao.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt nhất để cây lưỡi hổ phát triển là từ 18 cho đến 30 độ C. Nhiệt độ dưới 10 độ C sẽ làm cây dễ bị chết, không thích hợp.
  • Độ ẩm: Cây lưỡi hổ chịu được độ ẩm trung bình, nếu quá cao sẽ làm thối rễ. Do đó, bạn không cần tưới quá nhiều nước cho nó, mùa hè thì 1 lần/tuần, còn với mùa đông thì 1 tháng/lần.
  • Phân bón: Bón phân cho cây lưỡi hổ ở mức trung bình, tầm 3 tháng bón phân/lần. Còn vào mùa đông thì tần suất bón ít hơn, vì lúc đó cây hấp thụ rất kém.
  • Bệnh: Cây lưỡi hổ cũng có thể bị mắc bệnh thối rễ bởi bạn tưới nước quá nhiều. Hoặc là bị chuyển sang màu đen, mềm nhũn khi đặt ở nơi có nhiệt độ quá thấp. Là nó có thể bị nhạt hơn, không còn nhiều đốm nếu để ở những nơi ít ánh sáng.

Thông qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không. Dù là xét về phương diện phong thủy, thẩm mỹ hay sức khỏe thì để cây lưỡi hổ trong nhà đều tốt.

Bài viết liên quan

Liên hệ