Độ cứng của nước là gì? Tác hại của nước cứng trong sinh hoạt hàng ngày

Tác hại của nước cứng

Nước cứng chắc hẳn không còn xa lạ đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Tác hại của nước cứng đối cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là rất nghiêm trọng. Bởi vì chúng thường xuất hiện ở các thiết bị, đồ dùng để sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn sâu hơn về các tác hại của nước cứng.

Độ cứng của nước là gì?

Độ cứng của nước được xác định là số đo của hàm lượng muối Mg, Ca có trong nước vượt mức cho phép. Các loại nước cứng hiện nay sẽ có nồng độ trên 60 mg/l gây nên nhiều tác hại với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người.

Độ cứng của nước là gì
Độ cứng của nước là gì?

Phân loại nước cứng

Căn cứ vào tính chất vĩnh cửu và tạm thời, phân chia thành ba loại nước cứng như sau:

Nước cứng tạm thời

Các muối Mg(HCO3)2 và CaCO3 gây ra nước cứng tạm thời. Loại nước cứng này sẽ không còn tính cứng khi bị đun sôi. Nguyên nhân do muối hydrat đã trở thành muối không tan do quá trình nhiệt phân.

Nước cứng vĩnh cửu

Nước cứng vĩnh cửu là loại nước cứng không bị mất tính cứng khi bị đun sôi. Tính vĩnh cửu này là do các loại muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây ra. Trong loại nước cứng này chứa anion với hàm lượng lớn đó là anion sunfat.

Muốn cho nước cứng vĩnh cửu mền đi cần phải sử dụng phản ứng hóa học để xử lý. Ví dụ như cho nước cứng chưng nước cất hoặc qua trao đổi ion, hoặc sử dụng NA2CO3.

Nước cứng toàn phần

Là loại nước cứng bao gồm cả tính vĩnh cửu và tính tạm thời, tức là bao gồm các muối Mg(HCO3)2 , Ca(HCO3)2 và muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4.

Ảnh 2 Nước cứng gồm có ba loại

Dấu hiệu nhận biết nước cứng

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết nước cứng. Dưới đây là một vài ví dụ để bạn tham khảo nguồn nước bạn đang sử dụng có phải là nước cứng hay không.

    • Trên hệ thống vòi hoa sen, vòi nước bạn sử dụng bị rỉ sét, có nhiều vết ố vàng và vòi nước hay bị tắc.
    • Các đồ dùng nấu ăn bằng kim loại như chảo, nồi, hay ấm nấu nước… xuất hiện các mảng trắng hoặc các lớp cặn đọng lại dưới đáy các vật dụng.
    • Các chất tẩy rửa hay bột giặt khó hòa tan vào nước, ít tạo bọt. Khi đó, quần áo hay các đồ sau khi giặt xong vẫn còn dính cặn của bột giặt, hoặc có cảm giác xỉn màu và thô ráp.
    • Khi gội đầu, rửa mặt hay tắm nhận thấy da và tóc bị khô.
    • Nếu pha trà và cà phê có nước cứng sẽ nhận thấy có các váng mỏng nổi trên bề mặt nước.
    • Nước đá sẽ nhanh tan có màu đục nếu như sử dụng nước cứng để đông đá.
Dấu hiệu nhận biết nước cứng
Dấu hiệu nhận biết nước cứng

Tác hại của nước cứng trong sinh hoạt hàng ngày

Tác hại của nước cứng đối với đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là rất lớn bởi nước là thứ thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nước cứng không chỉ tác động đến các vật dụng, thiết bị sử dụng nước, thực phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe con người.

Tác hại của nước cứng
Tác hại của nước cứng trong sinh hoạt hàng ngày

Tác hại của nước cứng đối với sức khỏe con người

Nước cứng có thể gây khô tóc và khô da khi con người dùng loại nước này để tắm gội, bởi vì nước cứng được tạo ra từ các ion Mg2+ và Ca2+. Nếu như nước cứng tạm thời vào trong cơ thể con người thì tạo thành muối CaCO3 do quá trình muối cacbonat bị phân hủy. Muối này không thấm qua động mạch và thành ruột được bị tích tụ lại trong các bộ phận cơ thể. Do vậy sẽ tạo thành những bệnh gây nguy hiểm cho con người như sỏi thận, tắc tĩnh mạch, động mạch.

Tác hại của nước cứng đối với vật dụng sử dụng nước

Các thiết bị như bình nóng lạnh, nồi nấu nước, nồi hơi rất dễ bị cặn dính vào sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của các vật dụng giảm xuống, ví dụ bình nóng lạnh thì thời gian làm nóng lên sẽ lâu hơn. Điều này sẽ gây ra tác hại rất lớn đó là dễ bị gỉ và dễ hỏng.

Ngoài ta lớp CaCO3 tạo nên do nước cứng dưới đáy nồi làm giảm khả năng dẫn điện, truyền nhiệt nên lâu sôi làm tiêu tốn điện năng và chi phí.

Tác hại của nước cứng đối với thực phẩm

Khi sử dụng nước cứng để nấu ăn hàng ngày bạn sẽ gặp những tác hại sau đây:

    • Nước cứng để luộc rau thì rau bị biến màu và bị dai
    • Nếu nấu súp thì rất lâu sôi. Do vật các khoáng chất có nồng độ cao sẽ vượt ngưỡng cho phép tồn tại trong nước.
    • Luộc đậu hay đỗ rất mất thời gian, lâu chín.
    • Nấu cơm sẽ bị khô cứng hơn.
    • Nước chấm không còn vị ngon tự nhiên
    • Thực phẩm khi chế biến nấu xong giảm sự bắt mắt và ngon.
    • Những thức ăn sau khi nấu xong gây cảm giác không ngon miệng, giảm chất dinh dưỡng. Nếu hàm lượng nước cứng cao tình trạng này sẽ tồi tệ hơn nhiều.

Khi nhận thấy các dấu hiệu nước cứng, bạn cần phải thực hiện các phương pháp làm mềm nước cứng để có thể đảm bảo an toàn trong khi sử dụng nước. Hiện nay bạn có thể sử dụng rất nhiều phương pháp làm mềm nước cứng như sử dụng hóa chất, xử lý bằng nhiệt hay sử dụng phương pháp trao đổi ion,…

Nếu bạn cần tìm đến một phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để đảm bảo sức khỏe gia đình mình thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua hệ thống máy lọc nước nước gia đình RO. Máy lọc nước RO giúp loại bỏ nước cứng, mang lại nguồn nước an toàn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ : Biệt thự số 21, TT4A – Đô thị mới Tây Nam Linh Đàm – Phường Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
    • Hotline: 0915.195.209
    • Máy bàn: 0243 202 2345-024 625555 59
    • Website: Maylocnuocro.com.vn
    • Mail: [email protected]

Bài viết liên quan

Liên hệ