Uống nước ngọt có mập không? Trong nước ngọt có bao nhiêu calo?

Uống nước ngọt là sở thích của nhiều người, bởi hương vị thơm ngon, sảng khoái mà nó mang lại. Nhưng liệu uống nước ngọt có mập không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay, để xem trong nước ngọt chứa bao nhiêu calo nhé.

Nước ngọt là gì?

Hiện nay có rất nhiều loại nước ngọt

Trước khi giải đáp thắc mắc uống nước ngọt có mập không, hãy cùng chúng tôi xem khái niệm nước ngọt là gì nhé.

Nước ngọt là khái niệm của các loại nước đóng chai, nó được chế biến từ sự kết hợp đường tự nhiên, đường hóa học và phụ gia để tạo màu, mùi khác. Thường thì các loại nước ngọt sẽ có hương thơm trái cây, rau củ,… Đặc biệt là những loại ester này có mùi và vị rất giống thực phẩm tự nhiên, nhưng nó lại mang lại giá trị dinh dưỡng cực thấp.

Nhiều người thích uống nước ngọt bởi sự thơm ngon của nó, cũng như là thấy tinh thần sảng khoái hơn. Nguyên nhân gây sự thích thú này cũng bởi vì trong nước ngọt có chứa một lượng cafein nhỏ trong khuôn khổ cho phép. Những chất này đã kích thích hệ thần kinh, giúp bạn tỉnh táo và khỏe khoắn hơn.

Uống nước ngọt có mập không?

Nước ngọt cũng là nguyên nhân gây tăng cân

Uống nước ngọt có mập không là câu hỏi của nhiều người đặt ra. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thành phần chính có trong nước ngọt là đường tạo ngọt, cùng với các thành phần thiết yếu khác cho cơ thể như là vitamin hoặc khoáng chất.

Cũng chính vì thế mà khi bạn sử dụng nước ngọt thường xuyên sẽ dẫn đến tăng cân, nghiêm trọng hơn là béo phì. Bởi vì những loại đường trong nước ngọt rất khó để chuyển hóa thành năng lượng. Do đó, bạn phải tập thể dục thật nhiều thì mới có thể tiêu hóa được hết lượng đường trong đó.

Một nghiên cứu tại trung tâm y học của trường đại học Texas (Mỹ) cũng đã chỉ ra rằng, những người sử dụng nước ngọt trong chế độ ăn hằng ngày sẽ có nguy cơ tăng cân gấp 10 lần so với người bình thường, gây ra bệnh béo phì.

Trong nước ngọt chứa bao nhiêu calo?

Thành phần chính trong nước ngọt gồm có nước đã bão hòa khí cacbon đioxit (CO2), axit citric, axit photphoric, đường, hương liệu, caffein cùng với nhiều loại phụ gia thực phẩm. Tùy vào từng loại nước ngọt mà chứa lượng calo khác nhau.

Dưới đây là ví dụ lượng calo trong 100ml các loại nước ngọt phổ biến:

  • Nước ngọt Coca Cola Plus: 0.26 calo
  • Nước ngọt Coca Cola Zero sở hữu 0 calo
  • Nước ngọt Mirinda xá xị: 46.4 calo
  • Nước ngọt 7up vị chanh có đến 14 calo
  • Nước ngọt 7up ít calo: 6.25 calo
  • Nước ngọt Mirinda đá me gồm có 64 calo
  • Nước ngọt Fanta cam: 44 calo
  • Nước ngọt Sprite chanh: 22.6 calo
  • Nước ngọt Coca Cola nguyên bản có đến 42 calo
  • Nước ngọt Play More Double C vị nho đỏ và nho trắng: 21.9 calo

Tác dụng của nước ngọt

Hầu hết các loại nước ngọt có hương vị thơm ngon

Nhiều người thích uống nước ngọt với nó có hương vị thơm ngon, thích kích thần kinh sảng khoái.

  • Giảm đau đầu, cải thiện tinh thần: Bởi vì trong nước ngọt có chứa caffeine, chất này sẽ giúp cho hệ thần kinh trung ương của bạn được cải thiện. Giảm các triệu chứng như là mệt mỏi, đau đầu cũng như là hỗ trợ quá trình phân hủy axit béo trong gan.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Bên cạnh đó, khí ga hay còn gọi là khí cacbonic (CO2) có trong nước ngọt còn có tác dụng tích cực đến hệ tiêu hóa. Nó sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác buồn nôn, khó tiêu hoặc giảm đau bụng.
  • Tốt cho hệ hô hấp: Caffeine xuất hiện trong hầu hết các loại nước ngọt là thành phần giúp mở rộng đường hô hấp, nó giúp cho hệ hô hấp hoạt động ổn định và dễ dàng hơn.
  • Giữ canxi trong máu: Lượng natri có trong nước ngọt cũng giúp giữ canxi trong máu vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó là giúp kích thích tuyến thượng thận, co cơ.

Tác hại của nước ngọt

Nước ngọt không chỉ có nguy cơ tăng cân béo phì, mà nó còn tiềm tàng các tác hại sau.

  • Bệnh tim: Theo nghiên cứu của Đại học Miami nước Mỹ, nếu bạn uống nước ngọt có ga thường xuyên, gây nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao lên đến 61%.
  • Suy thận: Hàm lượng axit phosphoric cao ở trong nước ngọt gây rối loạn tiết niệu và sỏi thận. Đồng thời tăng sự bài tiết protein qua nước tiểu, nên làm thận bị tổn thương.
  • Nguy cơ ung thư: Chất benzen có trong nhiều loại nước ngọt cũng là một tác nhân gây bệnh ung thư. Bởi hàm lượng benzen tích tụ quá nhiều trong cơ thể khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng cao.
  • Bệnh về da: Nếu hàm lượng đường trong cơ thể quá cao cũng làm cho ổ viêm phát triển nhanh, da bị lão hóa, xỉn màu,…
  • Phá huỷ răng: Nếu bạn uống nước ngọt có ga quá nhiều cũng khiến cho răng bị phá hủy, dẫn đến nhiều mối nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Lưu ý khi uống nước ngọt

Bạn không được uống nước ngọt quá nhiều trong một thời gian ngắn, tốt nhất là không nên nhiều hơn 1 lon mỗi ngày. Với những người có các bệnh liên quan đến tiểu đường, tim mạch thì không nên sử dụng nước ngọt.

Đặc biệt là không được dùng nước ngọt thay cho nước lọc hằng ngày, chỉ nên lâu lâu uống để đổi vị hoặc giải khát. Cũng không được uống nước ngọt khi đang đói hoặc là vào ban đêm, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của bạn.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về thắc mắc uống nước ngọt có mập không. Hãy sử dụng nước ngọt đúng cách để không gây hại đến cho sức khỏe nhé.

Bài viết liên quan

Liên hệ